Friday, October 30, 2020

Hấp thu và bén rễ xu hướng từ nước ngoài. J-POP và xã hội Nhật Bản nhìn từ kinh doanh âm nhạc.

Phó giáo sư Wajima Yusuke (đại học Osaka)

Todai Shimbun (The University of Tokyo Newspaper) - 15.08.2020
Khi nói về xu hướng của một bài hát, ca sĩ, hay thể loại nào đó, thì không thể không nhắc đến quan điểm về chiến lược bán hàng của các công ty liên quan đến âm nhạc, như công ty thu âm và truyền thông, v.v… Chính vì thế, lần này chúng tôi đã phỏng vấn Phó giáo sư Wajima Yusuke (đại học Osaka). Chúng tôi đã được nghe câu chuyện về mối quan hệ giữa con người và các bài hát thịnh hành từ thập niên 90 trở về sau, với trọng tâm là quan điểm về kinh doanh âm nhạc.

(PV - Sugita Hideki)

Chiến lược bán hàng và âm thanh


一一Nguồn gốc của J-POP xuất hiện từ những năm 90, và đặc trưng của âm nhạc chứa đựng trong đó là gì?

“J-POP” vốn là từ ngữ được tạo ra vào khoảng năm 1989. Nó bắt nguồn từ nhạc Nhật Bản được phát trên chương trình của kênh radio “J-WAVE”, một đài chuyên về nhạc phương Tây lúc mới mở, như là “dù phát cùng với nhạc Tây cũng không kém cạnh”. Nó nhắm đến các bản nhạc hợp thời tiếp thu rock và pop của Anh Mỹ, như của Southern All Stars, Yamashita Tatsuro, và Ohtaki Eiichi, v.v…

Đồng thời, các nhà phân phối đĩa nhập có đầu tư nước ngoài như Tower Records trở nên nổi tiếng, và một phần nhạc Nhật Bản được bán song song với nhạc phương Tây. Dù sau đó nó được gọi là “kiểu Shibuya”, nhưng vào thời điểm này việc giao dịch nhắm đến một số tầng lớp nòng cốt.

一一Điều gì đã khiến cho “J-POP” lan rộng cả nước?

Komuro Tetsuya, người đã sản xuất cho TRF, Amuro Namie, và BEING, công ty sản xuất đã trực tiếp tạo nên B’z, ZARD có công lao rất lớn. Âm nhạc của Komuro Tetsuya chú tâm đến tính sôi động của karaoke, đồng thời lần lượt áp dụng các xu hướng của nhạc dance nước ngoài. BEING thì kết hợp với CM, anime, và drama nổi tiếng, nhằm tạo điều kiện để mọi người chắc chắn nghe được ca khúc. Có thể nói âm nhạc của họ đã lan truyền rộng rãi cùng với từ “J-POP”.

Vào cuối thập niên 90 khi doanh số CD chuyển từ tăng sang giảm, thì Utada Hikaru xuất hiện, và sự chú ý đổ dồn vào các trào lưu mới, bao gồm cả Shiina Ringo và aiko, v.v…

一一Có điều gì thay đổi trong thập niên 00 không?

Morning Musume xuất hiện vào cuối những năm 1990, và các nhóm idol mới như AKB48 v.v… đã trở thành xu hướng chủ đạo của J-POP. Sự thay đổi chiến lược kinh doanh theo đặc trưng của cả hai, cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của mọi người. Thay vì hướng đến sự chấp nhận của công chúng, thì chiến lược khoanh vùng lớp khách hàng cụ thể bắt đầu thịnh hành, như việc kèm theo vé bắt tay vào CD.

一一Các ca khúc gần đây nhất thì sao?

Nói về mặt âm nhạc và ca từ của những Aimyon hay Yonezu Kenshi v.v.., tôi có ấn tượng đây là một thế hệ đã được nuôi dưỡng trong “J-POP” kể từ khi được sinh ra, chứ không phải dựa theo nhạc phương Tây. Ngoài ra, tôi cảm thấy rằng đây là cách làm có điều kiện YouTube và streaming. Những video ngắn và có động tác dễ hiểu khiến người xem bắt chước và tạo sản phẩm tiếp theo như PPAP thì tất nhiên không phải nói, việc tạo những âm thanh chính thống và mộc mạc của Aimyon có lẽ cũng phù hợp với streaming.

Cá nhân hóa ca khúc


一一Ở Nhật Bản nghe nhạc như thế nào?

Tôi cảm thấy rằng, có thể nói điều đặc biệt của Nhật Bản là có khuynh hướng tìm kiếm đồng cảm mạnh mẽ ở những bài hát. Nói cách khác, đó là cách nghe nhạc liên kết với trải nghiệm và cảm xúc cá nhân của người nghe, trong mối quan hệ 1-đối-1 của ca sĩ và bản thân người nghe. Có thể hiểu điều này từ quan điểm tôn sùng nghệ sĩ, và hiện tượng “oshi” ủng hộ tập trung vào một cá nhân cụ thể trong nhóm.

Ngược lại, âm nhạc đại chúng ở những nơi khác trên thế giới mạnh về khía cạnh làm cho mọi người phấn khích và nhảy nhót trong các bữa tiệc. Phương pháp xem một bài hát như là thứ được cộng đồng chia sẻ đã trở nên ít phổ biến hơn ở Nhật Bản ngày nay.

一一Đằng sau sự lan truyền của “cá nhân hóa ca khúc” ở Nhật Bản là gì?

Có thể nói khía cạnh về mặt nội dung như thổ lộ tình cảm là truyền thống nghệ thuật từ xa xưa, nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng ngược lại, từ thời hiện đại việc nghe nhạc được cá nhân hóa nhiều hơn. Từ thời Taisho, âm nhạc phương Tây như nhạc cổ điển được xem là “tác phẩm nghệ thuật” được tôn sùng, hơn nữa chủ yếu được thưởng thức trên đĩa nhạc, chứ không phải các buổi hòa nhạc công cộng. Mặt khác, các ca khúc bản xứ của Nhật Bản thời đó được hát sôi động, hoặc nhẹ nhàng ở các bữa tiệc hoặc phòng chiếu tatami, trên đường phố. Những bài hát như thế bị những người tôn thờ nghệ thuật phương tây xem nhẹ là “thiếu tính âm nhạc”.

Sau đó, quan điểm “thưởng thức” nhạc gốc sao chép xuất hiện trong âm nhạc đại chúng của phương Tây. Điều đó có lẽ tiếp nhận từ âm nhạc xuất xứ Nhật Bản đã mô phỏng theo nó, mà sau này được gọi là “J-POP”. Mô hình âm nhạc “tự biên tự diễn” lưu hành tại các nước nói tiếng Anh từ sau thập niên 60 như vậy, có vẻ như cũng đã tăng cường xu hướng nghe các ca khúc “đắm chìm trong cảm xúc bản thân”. Mặt khác, tiếp nối dòng chảy các bữa tiệc tập thể, karaoke cũng tiếp tục cá nhân hóa ca khúc, kể từ thập niên 90 karaoke box trở thành trung tâm thay vì snack bar, đặc biệt là trong giới trẻ.

一一Dịch bệnh Corona trong những ngày này liệu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mọi người và bài hát không?

Những ca khúc đề cao mối liên kết giữa người với người trong không gian ảo, như “Uchi de Odorou” của Hoshino Gen đã ra đời. Nhưng tôi không biết liệu điều này có tạo nên tính đoàn kết tập thể đương đầu với khó khăn, hay ngược lại sẽ tăng cường mối liên kết cá nhân “nghệ sĩ và tôi” trong không gian ảo.

Mặt khác, mô hình kinh doanh và khía cạnh sản xuất không thể không thay đổi. Triển khai kinh doanh lấy live làm trung tâm dễ bị tổn thương, cũng không thể thu âm trong môi trường được trang bị đầy đủ như studio. Vì thế chí hướng thiên về “những việc có thể làm tại nhà” mạnh hơn, việc phân phối video từ nhà, và chế tác không phức tạp bằng các thiết bị đơn giản có lẽ cũng tăng lên.

Ngay cả khi dịch bệnh Corona lắng xuống, trong mọi người có lẽ vẫn còn nỗi sợ hãi việc tụ tập trực tiếp một thời gian. Trong lúc đó, liệu ca khúc sẽ cá nhân hóa mạnh hơn, hay ca khúc sẽ xây dựng lại các mối liên kết xã hội, để xác định việc này có lẽ phải mất một chút thời gian.

______________

Các sự kiện chính liên quan đến nguồn gốc và sự phát triển của “J-POP” (do Todai Shimbun soạn)
◆1988: mở kênh J-WAVE
◆1990:
   Tower Record bắt đầu sử dụng từ “J-POP” một cách chính thức;
   BEING vang danh với bản hit “Odoru Pompokolin” của B.B.QUEENS
◆Nửa đầu thập niên 1990: Thời kỳ tăng trưởng của thị trường karaoke box
◆1993: TRF chính thức debut, Komuro Tetsuya bùng nổ với tư cách producer
◆Cuối thập niên 1990: Doanh số bán CD chuyển từ tăng sang giảm
◆1998: Utada Hikaru chính thức debut
◆1999: Sony Music Entertainment bắt đầu phần mềm phân phối nhạc đầu tiên của công ty thu âm Nhật Bản “bitmusic”
◆2001: Apple Mỹ bắt đầu phát hành iPod
◆2005: YouTube ra mắt dịch vụ chính thức
◆2009: AKB48 lần đầu đạt hạng 1 bảng xếp hạng single tuần Oricon với “RIVER”
◆2016: Pikotaro đăng “PPAP” lên YouTube
◆2018: Lần đầu tiên doanh thu streaming vượt quá doanh thu download

※ Bài viết được đăng lại từ số báo ra ngày 4/8/2020.

No comments:

Post a Comment