Friday, October 30, 2020

Hấp thu và bén rễ xu hướng từ nước ngoài. J-POP và xã hội Nhật Bản nhìn từ kinh doanh âm nhạc.

Phó giáo sư Wajima Yusuke (đại học Osaka)

Todai Shimbun (The University of Tokyo Newspaper) - 15.08.2020
Khi nói về xu hướng của một bài hát, ca sĩ, hay thể loại nào đó, thì không thể không nhắc đến quan điểm về chiến lược bán hàng của các công ty liên quan đến âm nhạc, như công ty thu âm và truyền thông, v.v… Chính vì thế, lần này chúng tôi đã phỏng vấn Phó giáo sư Wajima Yusuke (đại học Osaka). Chúng tôi đã được nghe câu chuyện về mối quan hệ giữa con người và các bài hát thịnh hành từ thập niên 90 trở về sau, với trọng tâm là quan điểm về kinh doanh âm nhạc.

(PV - Sugita Hideki)

Chiến lược bán hàng và âm thanh


一一Nguồn gốc của J-POP xuất hiện từ những năm 90, và đặc trưng của âm nhạc chứa đựng trong đó là gì?

“J-POP” vốn là từ ngữ được tạo ra vào khoảng năm 1989. Nó bắt nguồn từ nhạc Nhật Bản được phát trên chương trình của kênh radio “J-WAVE”, một đài chuyên về nhạc phương Tây lúc mới mở, như là “dù phát cùng với nhạc Tây cũng không kém cạnh”. Nó nhắm đến các bản nhạc hợp thời tiếp thu rock và pop của Anh Mỹ, như của Southern All Stars, Yamashita Tatsuro, và Ohtaki Eiichi, v.v…

Đồng thời, các nhà phân phối đĩa nhập có đầu tư nước ngoài như Tower Records trở nên nổi tiếng, và một phần nhạc Nhật Bản được bán song song với nhạc phương Tây. Dù sau đó nó được gọi là “kiểu Shibuya”, nhưng vào thời điểm này việc giao dịch nhắm đến một số tầng lớp nòng cốt.

一一Điều gì đã khiến cho “J-POP” lan rộng cả nước?

Komuro Tetsuya, người đã sản xuất cho TRF, Amuro Namie, và BEING, công ty sản xuất đã trực tiếp tạo nên B’z, ZARD có công lao rất lớn. Âm nhạc của Komuro Tetsuya chú tâm đến tính sôi động của karaoke, đồng thời lần lượt áp dụng các xu hướng của nhạc dance nước ngoài. BEING thì kết hợp với CM, anime, và drama nổi tiếng, nhằm tạo điều kiện để mọi người chắc chắn nghe được ca khúc. Có thể nói âm nhạc của họ đã lan truyền rộng rãi cùng với từ “J-POP”.

Vào cuối thập niên 90 khi doanh số CD chuyển từ tăng sang giảm, thì Utada Hikaru xuất hiện, và sự chú ý đổ dồn vào các trào lưu mới, bao gồm cả Shiina Ringo và aiko, v.v…

一一Có điều gì thay đổi trong thập niên 00 không?

Morning Musume xuất hiện vào cuối những năm 1990, và các nhóm idol mới như AKB48 v.v… đã trở thành xu hướng chủ đạo của J-POP. Sự thay đổi chiến lược kinh doanh theo đặc trưng của cả hai, cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của mọi người. Thay vì hướng đến sự chấp nhận của công chúng, thì chiến lược khoanh vùng lớp khách hàng cụ thể bắt đầu thịnh hành, như việc kèm theo vé bắt tay vào CD.

一一Các ca khúc gần đây nhất thì sao?

Nói về mặt âm nhạc và ca từ của những Aimyon hay Yonezu Kenshi v.v.., tôi có ấn tượng đây là một thế hệ đã được nuôi dưỡng trong “J-POP” kể từ khi được sinh ra, chứ không phải dựa theo nhạc phương Tây. Ngoài ra, tôi cảm thấy rằng đây là cách làm có điều kiện YouTube và streaming. Những video ngắn và có động tác dễ hiểu khiến người xem bắt chước và tạo sản phẩm tiếp theo như PPAP thì tất nhiên không phải nói, việc tạo những âm thanh chính thống và mộc mạc của Aimyon có lẽ cũng phù hợp với streaming.

Tuesday, October 27, 2020

Nhóm 8 thành viên “giấu mặt” bí ẩn trên YouTube, danh tính Johnny’s dựa trên các ký tự đầu tiên

Shuukan josei PRIME (16/10/2020)

Ngày 12/10, ba kênh của boygroup bí ẩn bất ngờ được mở trên YouTube. Tên lần lượt là “Honey Bee”, “Sindibaad” và “John Darling”, ba nhóm cũng đăng các MV short ver. vào thời điểm mở kênh.

- Honey Bee: Ca khúc “Ookami Seinen” do Avu-chan của ban nhạc rock nổi tiếng “Ziyoou-vachi” sáng tác, và biên đạo do “Tokyo Gegegay” thực hiện.

- Sindibaad: Ca khúc “Senya Ichiya” do Ayase của unit “YOASOBI” sáng tác lời và nhạc, MV là anime theo motif Đêm Ả rập.

- John Darling: Ca khúc “Naimo No Nedari” do Hashiguchi Youhei của ban nhạc rock “Wacci” thực hiện, MV là một câu chuyện phù hợp với ca khúc có nữ diễn viên Nao diễn chính.

Một phóng viên tạp chí truyền hình cho biết: Ba nhóm xuất hiện cùng lúc không báo trước, nhưng từ số lượng 8 thành viên, trong đó có nhiều thành viên dáng người nhỏ nhắn, giọng hát đặc trưng, và nếu ghép chữ đầu của ba tên nhóm lại sẽ là “HSJ”, nên đã lập tức trở thành chủ đề nóng rằng danh tính thực sự có phải Hey! Say! JUMP không. Không chỉ ẩn danh, điều đáng chú ý là người sáng tác cho mỗi nhóm không phải là những cái tên được ưa chuộng ai ai cũng biết, mà là những người sáng tạo đầy cá tính hiện đang được công chúng quan tâm. Điều này khiến fan các nhóm khác rất bất ngờ, và cụm từ “ghen tị với JUMP” cũng lọt vào trend.

Hiện vẫn chưa có động thái gì ngoài việc phát hành MV trên YouTube và cũng không có thông báo nào từ phía văn phòng Johnny’s, nên các fan suy đoán liệu đây có phải là dự án mới của Hey! Say! JUMP không.

Friday, October 23, 2020

YOASOBI - Thăng hoa thế giới quan tiểu thuyết vào âm nhạc


yamaha ongakukiji | Yomiuri Shimbun (23/9/2020)

Pop Style vol.715

Unit âm nhạc 2 thành viên, YOASOBI, đang càn quét các bảng xếp hạng âm nhạc từ mùa xuân năm nay với ý tưởng “biến tiểu thuyết thành âm nhạc”. Bài hát đầu tiên “Yoru ni Kakeru”, video đăng trên YouTube đã đạt hơn 85 triệu lượt xem, và tiếp tục duy trì trong top 5 trên bảng xếp hạng Billboard trong khoảng 4 tháng. Dự án thăng hoa thế giới quan và câu chuyện trong tiểu thuyết vào âm nhạc của J-POP này đã được sinh ra và bùng nổ sức hút đối với công chúng như thế nào. Sau đây là bức tranh toàn cảnh của âm nhạc đại diện cho năm 2020!!

Wednesday, October 21, 2020

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 42)

Ca khúc mới đổi tên thành “1/2 no Shinwa”;
“Đọc ý” của NHK

zakzak (06.10.2020)

Từ cuối năm 1982 cho tới đầu năm 1983, “Second Love” của tân binh Nakamori Akina làm mưa làm gió trong ngành âm nhạc.

Akina debut với “Slow Motion” vào ngày 1/5/1982, đứng hàng thứ 6,7 trong số những người mới và không được chú ý. Tuy nhiên, tình thế đã đảo ngược khi single thứ 2 “Shojo A” lần đầu lọt vào Top Ten, tiếp theo “Second Love” cũng lần đầu tỏa sáng ở vị trí thứ 1 trên bảng xếp hạng.

Dù cũng có ý kiến rằng, “Nghĩ lại thì, việc không được trong ngành đón nhận có khi lại là chuyện tốt. Ở khía cạnh nào đó cô ấy đã không bị nhuộm màu… Dù là thần tượng hay nghệ sĩ nếu trong ngành công nhận thì công chúng không đón nhận. Akina là trường hợp điển hình” (cựu phụ trách bán hàng của một cửa hàng băng đĩa lớn), nhưng có thể đó là một thành công mang tính chiến lược.

Single thứ 4 được quyết định khi thời điểm cuối năm đến gần. Ông Urino Masao của “Shojo A” phụ trách phần lời, và Ohsawa Yoshiyuki, trước khi hoạt động solo là một nhạc sĩ mới vào nghề, được chọn sáng tác phần nhạc. Thời điểm đó, Ohsawa đã ra mắt với ban nhạc “Cloudy Sky”, nhưng tan rã chỉ sau 8 tháng do sự khác biệt về hướng đi. Ông hoạt động sáng tác nhạc được một thời gian, ca khúc “Omae ni Check-in” cung cấp cho Sawada Kenji là một bản hit thành công bất ngờ.

“Vì Akina có concept, nên chúng tôi tích cực chọn những nhạc sĩ có tài năng nhưng gần như không được biết đến. Nói thế này có lẽ không phải lắm, nhưng tôi nghĩ chúng tôi đã phần nào nắm được quyền chủ động…”

Ông Tomioka Nobuo, phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản của Warner Pioneer (hiện là Warner Music Japan), nhớ lại.

Tác phẩm được đưa ra là “Furyou 1/2” (1/2 bất hảo). Vì tiêu đề có ấn tượng mạnh, nên chúng tôi đưa vào thu âm với tâm thế “bài này sẽ hiệu quả!”. Ngày phát hành cũng được lên kế hoạch vào 23/2, như là đợt phát hành đầu tiên cho năm 1983.

Tuy nhiên, có một việc ngay sau năm mới. Một rắc rối bất ngờ xảy ra. Đã có bất đồng ý kiến về tiêu đề. Thật ngạc nhiên là có liên hệ từ NHK, rằng “chúng tôi đợi đấy!”. Ông Tomioka cười khổ.

“Khác với hồi debut, độ chú ý của Akina đã tăng đột biến. Đài nào cũng hỏi chúng tôi “Bài hát tiếp theo thế nào?”. Thế nên, trước tiên chúng tôi đã mang tới cho NHK. Người phụ trách chương trình âm nhạc đã nói rằng “Bài hát hay lắm, nhưng tựa đề này hơi khó với tính chất NHK”. Nếu như họ không thể đưa Akina lên với tiêu đề này…”

NHK vào thời điểm đó rất khắc khe với tựa đề và lời ca khúc, việc thay đổi lời bài hát trong “Playback Part 2” của Yamaguchi Momoe, từ “Makka na Porsche” (chiếc Porsche đỏ thẫm) thành “Makka na Kuruma” (chiếc xe hơi đỏ thẫm), đã trở thành chủ đề bàn tán lớn.

Các nhân viên phụ trách sản xuất, quảng bá, bán hàng tại Warner đã có một cuộc họp thâu đêm về “ý kiến” của NHK.

“Cuối cùng, chúng tôi quyết định sẽ thay đổi tựa đề. Người phụ trách sản xuất đã thảo luận với anh Urino, và đổi thành “1/2 no Shinwa” (½ thần thoại). Nói ngắn gọn là chúng tôi đã đoán ý của NHK mà hành động. Bìa đĩa cũng làm xong hết rồi. Thật lãng phí vì đó là cái bìa đĩa tuyệt đẹp đối với tôi. Hơn nữa, vì thay đổi tiêu đề mà thành ra một bìa đĩa sơ sài, làm tôi đến giờ vẫn thấy tiếc”

Urino cũng xác nhận về việc thay đổi này trong chương trình “Naming Variety - Nihonjin no Onamae!” phát sóng trên NHK vào ngày 24/9, “Chẳng còn tính ấn tượng gì cả. Thời đó, tôi chưa từng được hỏi (về “1/2 no Shinwa”) trong các cuộc phỏng vấn. Tóm lại là tựa đề thật tệ”.

Hơn nữa ông còn thêm, “Chuyện đã thành ra là... (nếu phát hành mà không đổi tựa đề) Tôi nghĩ sẽ gay go lắm. Ơ kìa, được rồi đấy. Thử hát một chút xem nào”.

Có lẽ ông ấy đã khịa NHK ngay trên chương trình của NHK.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

■Bình luận Yahoo JP

(+1109 -59)
“Furyou 1/2” thì không nha...
Tôi nghĩ thật hay vì đã đổi tựa đề đấy.
Cũng giống như “15 no Yoru” của Ozaki Yutaka ban đầu tựa là “Mumenkyo”, hãy để mọi người hình dung ra hơn là nói thẳng.

(+832 -72)
“1/2 no Shinwa” là lần thứ 2 theo hướng nổi loạn, cảm giác bản thân cô ấy cũng quen với phong cách này rồi, và thực tế nó đã trở thành hit. Đến lúc này thì, tựa đề không phải “Furyou 1/2” có khi lại tốt nhỉ.

(+631 -38)
Nhìn vào ca từ của “1/2 no Shinwa”, tuy bắt chước người lớn và bị xung quanh cho là ngỗ ngược, nhưng thực chất bản thân là người trong sáng. Một bài hát muốn chúng ta hiểu được điều đó.
Cả hai nửa “thiếu nữ” và “người lớn” cùng tồn tại trong trái tim, và rung động trước tình yêu. Liệu từ “Furyou” có diễn tả được cái thời kỳ phức tạp, không phải người lớn cũng chẳng phải trẻ con đó không?
Quả thật, tôi thấy thật tốt vì tựa đề là “1/2 no Shinwa” đó.

(+418 -16)
Không hiểu tại sao “Furyou 1/2” lại không được nhỉ.
Nhưng cái tựa đề “Furyou 1/2” chắc không nổi được đâu.
Nhạt nhẽo.
Tôi thấy “1/2 no Shinwa” được hơn.
Rốt cuộc, tôi cho là Warner đã được NHK cứu rồi đấy.

(+327 -21)
Thật may mà không phải Furyou 1/2.
Vừa “1/2 no Shinwa” vừa có phong cách nổi loạn, vào thời đó mà nói là lựa chọn tuyệt vời đấy.
Với, không quan trọng lắm nhưng mà, chuyện thay đổi tựa đề sau khi có liên lạc “đã đợi” của NHK, vì thế mà dùng từ “đoán ý” chẳng phải sai sai sao?
Tôi nghĩ nếu đoán trước được chuyện NHK liên hệ thì mới là “đoán ý”.
Mà thật sự không quan trọng lắm đâu.

(+210 -27)
Trong nhóm năm 82 thì Akina áp đảo cả về doanh số và hoạt động. Điểm yếu duy nhất chỉ là sức mạnh của văn phòng (Ken-On thời đó vẫn còn non trẻ).

(+195 -14)
Cả Slow Motion và Second Love đều là của Kisugi Takao á.
Giờ tôi vẫn nghĩ là nên được đánh giá cao hơn một chút.

(+164 -17)
Tôi cứ nghe hoài nghe mãi các ca khúc của Akina.
Ca khúc của Akina, giống như một bộ phim tuyệt tác vậy, khi tuổi đời, môi trường, quan hệ con người của chúng ta thay đổi, thì ấn tượng về chúng cũng thay đổi. Hồi trẻ tôi thích Kita-wing nhưng bây giờ lại thích BLONDE á.

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 41)

Chọn lọc kỹ lưỡng cách thể hiện trang phục, kiểu tóc…
Tự mình đề xuất “Shojo A buộc tóc đuôi ngựa”

zakzak (29.09.2020)

Việc chọn ca khúc “Second Love” tiếp sau “Shojo A” cũng là chiến lược hình ảnh đại thành công của Nakamori Akina.

Ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện momo&grapes company), người phụ trách tuyên truyền tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản của Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan), nhớ lại.

“Khả năng ca hát của Akina có thể sánh ngang với Iwasaki Hiromi. Cô ấy có thể hát live ngay cả khi đứng trên thùng các tông đựng quýt ở phố mua sắm. Hơn nữa cô ấy còn có năng lực biểu cảm. Chỉ cần chọn đúng bài hát có concept phù hợp, thì tôi tin chắc sẽ bán chạy.”

Akina có một tính khí mạnh mẽ, nếu có điều gì không đồng tình sẽ hiện rõ ra mặt. Những điều đó thường bị đánh giá là “bướng bỉnh”, “kiêu căng”.

“Quả thật, người quản lý cũng đã thay đổi vài lần. Mẹ của cô ấy cũng thường lui tới công ty chúng tôi. Có thể bà đến để nêu ý kiến và những điều không hài lòng về nơi làm việc, nhưng bà ấy có vẻ hợp tính với anh Terabayashi (tổng phụ trách sản xuất quảng bá) đến lạ. Vì Akina nghe lời mẹ, nên cũng tin tưởng anh Terabayashi. Bản thân tôi cũng nói những gì cần nói với Akina, nhưng chưa bao giờ xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng cả.”

Cô ấy từ nhỏ đã chẳng phải đứa trẻ khỏe mạnh gì.

“Người mẹ cũng lo lắng về tình trạng thể chất của cô ấy. Nhất là chân của Akina yếu, không thích hợp đứng lâu. Lúc chụp ảnh cơ thể cô ấy cũng thường xuyên mệt mỏi, tôi thường massage cho cô ấy trong phòng chờ. Không phải khoe khoang đâu, nhưng tôi rất giỏi massage đấy. Hồi còn làm quản lý cho Momoi Kaori, tôi đã massage cho Momoi và anh Kuramoto So (người viết kịch bản) tại nơi sản xuất “Zenryaku Ofukuro-sama” (Nihon TV). Ngoài ra, Kiki Kirin cũng từng nhờ tôi.”

Tuy nhiên, với việc “Shojo A” và “Second Love” trở thành hit, các lời mời phỏng vấn và lên truyền hình cũng tăng đột biến. Hơn nữa, thời điểm cuối năm đến gần, thêm việc các “cuộc đua giải thưởng”, nên lịch trình lại càng gắt gao hơn.

“Tôi nhớ lúc đó là cuối năm rồi, nhưng trong lúc chụp ảnh bìa đĩa cho “1/2 no Shinwa” cô ấy lại cảm thấy mệt mỏi. Dù tôi là một người phụ trách quảng bá, tôi vẫn muốn giúp cô ấy tránh mất sức hơn”, ông nhớ lại.

“Đây có thể cũng là tính cách của Akina, đó là cô ấy không bao giờ than thở gì về công việc mình đã chấp nhận và quyết định. Những gì cô ấy phàn nàn về xung quanh, đa phần là do cách xử lý vấn đề trong công việc. Có lẽ rất vất vả để theo kịp Akina. Vì đó là cô bé có thể làm mọi thứ trước cả nhân viên. Nói chung cô ấy nghiêm khắc trong công việc và không xu nịnh ai. Là người lớn mà bị một cô bé 16, 17 tuổi chỉ dẫn, tôi nghĩ có một số nhân viên cảm thấy không thú vị gì đâu. Nhưng Akina vẫn kiên định. Tôi nghĩ có một bộ phận trong văn phòng cũng lúng túng không biết cư xử thế nào. Dù sao thì, trong các ca sĩ mới cùng thời, có những phần mà công ty thu âm có thể tương đối kiểm soát được. Nghĩ lại thì, Akina đặc biệt chú tâm đến cách thể hiện bản thân. Như mặc trang phục nào, chải kiểu tóc nào... để lên truyền hình. Ví dụ, kiểu tóc đuôi ngựa trong “Shojo A” cũng là do cô ấy đích thân đề nghị. Vì thế mà người quản lý có lẽ cũng chẳng sung sướng gì.”

Trong lúc đó, đã bước vào năm 1983, để hướng đến ngày phát hành 23/2, việc chuẩn bị quảng bá cho đĩa đơn thứ 4 “1/2 no Shinwa” tiếp sau “Second Love” đã chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra.

(phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

______________________

■ Bình luận Yahoo JP


(+313 -29)
Vào thời đó, một cô ca sĩ solo mới tầm 20 tuổi đã nhận giải thưởng thu âm là chuyện kinh ngạc đến mức nào, lại còn 2 năm liên tiếp… Tôi đã chứng kiến đúng thực vào lúc đó nên rõ lắm. Có tất cả từ ngoại hình, giọng hát, đến thần thái, cá nhân tôi cho rằng đây là nữ ca sĩ mạnh nhất của thập niên 80.

(+197 -34)
Đúng như bài báo, sức biểu cảm của Akina rất xuất sắc, dần dà cũng bắt đầu tự produce. Thời đó cô ấy nhiều lần thể hiện cùng một bài hát trên tivi, nhưng tôi nhớ vũ đạo từng chút biến hóa nên người xem không thấy nhàm chán.

(+189 -24)
Tôi nhớ hồi xưa Akina cũng từng nói rằng cô ấy yếu và thường xuyên bị ngã.
Thần tượng thời đó nếu nổi tiếng thì rất bận rộn, đến mức chỉ ngủ tầm 2~3 tiếng, và không được nghỉ ngơi đàng hoàng… Họ cũng có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Tôi nghĩ, Akina gia nhập giới giải trí vào thời đại như thế, chắc hẳn sẽ không làm nửa vời, và tính cách nghiêm túc đương nhiên cũng nâng cao ý thức chuyên nghiệp của cô ấy.

Tôi đã xem trên video rồi, trong Music Station Super Live (khoảng năm 1995), cô ấy nổi bật khi trình diễn lúc cơn sốt cao vẫn chưa hạ, vẫn hát và biểu diễn tuyệt vời như mọi khi.

(+149 -16)
Nakamori Akina là một ngôi sao đã vượt qua ranh giới của thần tượng!
Cô ấy đã xây dựng một thời đại bằng khả năng ca hát vượt trội và sức biểu cảm trời ban!
Quả thật đúng! Một diva huyền thoại!

(+123 -13)
Hồi “Kinku” với “Southern Wind”
Tóc đuôi ngựa cũng rất dễ thương.
Nakamori Akina là một ca sĩ có khả năng biểu cảm tuyệt vời, và hát nhập tâm vào nhân vật chính của ca khúc.
Có khi rơi lệ, có lúc nhảy nhót đẹp mắt, có lúc tỏa ra nỗi buồn chỉ với một vũ đạo nhẹ nhàng.
Thật sự là một ca sĩ tuyệt vời. 

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 40)

Dốc toàn lực vào doanh số bán hàng hơn là cuộc đua giải thưởng,
“1/2 no Shinwa” đối mặt những vấn đề nan giải

zakzak (15.09.2020)

Giải Người mới “Kagayaku! Japan Record Award lần 24” (TBS) năm 1982.

Năm ứng cử viên được chọn là Shibugakitai “100!... SO kamone!”, Ishikawa Hidemi “Yu-Re-Te Shonan”, Hayami Yu “Answer Song wa Aishuu”, Hori chiemi “Machibouke”, Matsumoto Iyo “Sentimental Journey”. Nakamori Akina và Koizumi Kyoko đều không được chọn (người chiến thắng giải Người mới xuất sắc nhất là Shibugakitai).

Ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện momo&grapes company), người phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận truyền thông âm nhạc Nhật Bản của Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan) nhớ lại: “Đúng là chúng tôi cảm thấy tiếc về “Record Award”. Nhưng đó chẳng phải là cú sốc lớn như xung quanh tưởng. Cô ấy đứng hàng 6, 7 trong cuộc đua giành giải người mới, nhưng không cố tỏ ra mạnh mẽ. Mọi người đều biết về thành tích thực tế của Akina, nên tôi đã có suy nghĩ rằng “Không cần phải cố giành giải làm gì”. Không đến mức phải nói, nhưng bản thân Akina cũng không có vẻ để tâm đến việc mình không lọt vào danh sách đề cử, trước hết là, lúc này “Second Love” đang tiến triển cực tốt, nên ngược lại tôi nghĩ là sự hăng hái càng lớn hơn.”

Mặt khác, “Tất nhiên là có rất nhiều đối thủ, nhưng chúng tôi không còn cảm thấy nóng vội như hồi debut cách đây nửa năm nữa. Dù sao, chúng tôi nghĩ nên chuyên tâm vào việc tạo ra những tác phẩm tốt cho Akina. Đạt được kết quả trong cuộc đua giải thưởng cũng quan trọng, nhưng doanh số tăng cao thì Akina cũng được tăng phí quảng bá, nên chúng tôi đã tập trung toàn lực vào việc bán đĩa.”

Mặc dù bỏ lỡ giải Người mới của “Record Award”, nhưng “Second Love” đã đạt hạng 1 vào ngày phát sóng 16/12 trên chương trình “The Best Ten” cùng của đài TBS, “Cuối cùng, năm 1982 kết thúc với Akina, năm 1983 mở đầu với Akina. Từ khía cạnh này, tôi tự hào rằng mặc dù vẫn là người mới nhưng Akina đã trở thành một trong những ca sĩ đại diện cho năm 1982. Tất nhiên điều đó ngoài sức tưởng tượng của mọi người… tôi nghĩ đó là một kỳ tích.” (ông Tomioka)

Nhân tiện, tỉ suất người xem của “Japan Record Award” năm đó là 31.3% (theo Video Research, khu vực Kanto), thấp hơn 4 điểm so với năm trước.

Trong khi đó, vấn đề nan giải là single tiếp sau “Second Lone”.

Tuy nhiên, hướng đi của Akina hầu như đã được quyết định bởi Warner và văn phòng liên kết. Tomioka nói.

“Không cần phải nói, Akina không chỉ có khả năng ca hát mà còn có biểu cảm, nên phần còn lại là chọn hướng đi. Tóm lại, chỉ cần định hướng sai lầm thì chắc chắn không thể trở thành một ca sĩ tồn tại lâu dài được. Cấp trên của tôi cũng cùng suy nghĩ đó, nên tôi rất tự tin. Cái gọi là hướng nổi loạn và hướng trữ tình, nếu chỉ nghiêng về một bên thì sẽ đơn thuần trở thành một “ca sĩ dự án” mà thôi.”

Ông Terabayashi Akira (hiện là cố vấn kinh doanh của Avex label), tổng phụ trách quảng bá và sản xuất cho Akina tại Warner, cũng có suy nghĩ như vậy. Ông Terabayashi đặc biệt chú tâm tới việc “tạo sản phẩm có concept”. Nhìn vào mức độ yêu thích “Second Love” tiếp sau “Shojo A”, ông càng vững tin vào hướng đi sau này của Akina. Ông Terabayashi nhìn lại.

“Thời điểm đó, anh Urino Masao vẫn còn là tác giả mới, nhưng đã viết được những lời có gu thẩm mỹ và phù hợp với Akina. Điều đó cũng giống với bộ đôi Kisugi Etsuko và Kisugi Takao, nên tôi tự hỏi bằng những phong cách này, liệu mỗi người trong số họ có thể hoán đổi nhau như là “tác phẩm bộ 3” không. Nếu có thể xen kẽ 2 phong cách tác phẩm với nhau, thì chắc hẳn sẽ nhanh chóng giúp năng lực giọng hát của Akina được chú ý hơn.”

Và thế là “1/2 no Shinwa” do Urino viết lời đã được ra đời.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 39)

“Kế vị Momoe” “Tình hình cuộc đua giải thưởng”,
Ý nghĩa sự hiện diện của Nakamori Akina tăng lên và thay đổi xu hướng chung

zakzak (08.09.2020)

Thời điểm cuối năm 1982 đang đến gần, “cuộc đua giải thưởng tân binh” bước vào giai đoạn cao trào.

Mặc dù Nakamori Akina ít được biết đến vào thời điểm ra mắt, nhưng doanh thu lâu dài của single thứ hai “Shojo A”, và sau đó single thứ ba “Second Love” thành hit lớn, đã khiến độ nổi tiếng và hiện diện tăng vọt, trong ngành thậm chí đã gọi cô là “tân binh đại diện cho năm 1982”.

“Sau khi Yamaguchi Momoe đột ngột nghỉ hưu vào năm 1980, “người kế vị Momoe” trở thành chủ đề lớn trong ngành. Trong số đó, ứng cử viên sáng giá nhất là Matsuda Seiko, ra mắt vào tháng 4/1980 với câu catchphrase “Dakishimetai! Miss Sony”, nhưng cùng với sự hiện diện tăng cao của Akina, chiều hướng cũng bắt đầu thay đổi, nếu mà nói thẳng ra thì, đã có ý kiến cho rằng Akina hợp với hình ảnh người kế thừa Momoe hơn. Phần lớn là nhờ ở những tác phẩm của Akina.” (người liên quan trong giới âm nhạc)

Dù vậy, “cuộc đua giải thưởng” không chỉ được quyết định bởi mức độ ủng hộ cao của người hâm mộ.

“Giải thưởng không phải thứ bạn được cho, mà là thứ bạn phải giành lấy”.

Có một bầu không khí trong ngành như vậy. Người liên quan trong ngành âm nhạc nói trên kể lại.

“Ban đầu phía Akina hoàn toàn không có ý nhắm đến giải thưởng Người mới xuất sắc. “Cuộc đua giải thưởng” là điều quan trọng để chứng tỏ sự hiện diện với công chúng. Đặc biệt là đối với những người mới. Đầu tiên là phải lọt được vào danh sách đề cử. Akina không hứng thú với các cuộc đua giải thưởng như xung quanh vẫn nghĩ. Thay vào đó, có thể cô ấy nghĩ rằng sẽ tận dụng việc tham gia cuộc đua tranh giải để may và mặc quần áo đẹp. Từ khi ra mắt Akina đã đặc biệt để tâm về trang phục rồi.”

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng “Chiều hướng của các “cuộc đua giải thưởng” đã thay đổi lớn” do Akina đã bắt kịp.

“Ví dụ, Akina đã đoạt “giải người mới xuất sắc” tại “Lễ hội âm nhạc Yokohama” do Radio Nihon (lúc đó là Radio Kanto) chủ trì, một chương trình được gọi là “Vũ môn” của người mới. Ngoài ra, cô cũng đoạt giải Người mới của năm tại “Japan Cable Radio Awards””. (giám đốc điều hành một công ty sản xuất lớn).

Điều gây ngạc nhiên nhất trong ngành chính là giải thưởng âm nhạc “JFN Listeakers Grand Prix” (kể từ năm 1993 gọi là “JFN Listeakers Award”) của FM Tokyo, được tổ chức tại Nakano Sun Plaza ở Tokyo vào ngày 25/12. Giải này được gọi là giải âm nhạc của “thời đại hoàng kim của đài phát thanh”, do cửa hàng băng đĩa lớn “Shinseido” đứng đằng sau lựa chọn theo số phiếu của khán giả, nên “có thể nói đó là thước đo độ nổi tiếng của năm đó”. (người liên quan công ty thu âm)

Và Akina đã giành được giải Grand Prix tại giải thưởng âm nhạc này.

“Số phiếu bình chọn của Akina thắng áp đảo. Quả thật Akina có được ủng hộ đông đảo của khán giả. Nhìn lại thì, tôi nghĩ rằng có lẽ từ trường hợp của Akina mà người nghe bắt đầu khó hiểu với cách nhìn nhận và hứng thú của ngành.” (giám đốc điều hành nhà sản xuất lớn nói trên)

Trong lúc đang quay cuồng với “Tổng quyết toán năm 1982” mang tên “cuộc đua giải thưởng”, thì ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện của momo&grapes company), người phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản tại Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan), lại bận rộn lên kế hoạch cho bộ lịch năm 1984.

“Việc sản xuất lịch phải khởi động trước hơn một năm, nếu không sẽ không kịp. Thời đó việc bán lịch cũng là một phần của sự nổi tiếng, nên chúng tôi phải chú trọng về nội dung. Về cơ bản, chúng tôi đã xem xét mời các nhiếp ảnh gia cho bìa đĩa và poster của Akina, năm đầu là anh Nomura Seiichi, năm thứ 2 là anh Watanabe Tatsuo, và năm thứ 3 là anh Miura Kenji đã chụp cho YMO. Vì anh Miura của năm thứ 3 gặp một số vấn đề, nên chúng tôi đã thay thế bằng anh Shimizu Seitaro. Do anh Nomura “tĩnh” về mặt hình ảnh, nên chúng tôi nghĩ rằng anh Watanabe có thể biểu hiện mặt “động” của Akina, và đề xuất sẽ thể hiện phần “động” trong bộ lịch.”

Từ “tĩnh” sang “động”... Có thể sẽ biểu hiện được cảm giác sống động của Akina.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 38)

Sự cố “Ném trứng sống” khởi đầu cho mối quan hệ tốt đẹp với Kyon Kyon

zakzak (01.09.2020)

Cuộc chiến “Đường đua giải thưởng âm nhạc” năm 1982 khốc liệt hơn bao giờ hết. Một người liên quan trong lĩnh vực âm nhạc nhớ lại.

“Dẫn đầu là Shibugakitai. Matsumoto Iyo, Hayami Yu, Hori Chiemi và Ishikawa Hidemi cũng tham gia tranh tài, đó là thời điểm cuộc đua giành giải người mới trở nên sôi động nhất. Nhưng cuộc đua giải thưởng không phải chỉ cần doanh số là đủ, nên Nakamori Akina dù thế nào vẫn gặp bất lợi, nhưng có cảm giác Koizumi Kyoko cũng đi sau một bước. Koizumi và Akina đều ở nhóm năm 1982 nhưng họ có phần khác biệt. Có lẽ bố cục tổng thể rõ ràng là điểm đặc biệt của cuộc đua giải người mới năm đó.”

Trong lúc đó, xảy ra một sự kiện mà giờ đây đã trở thành “huyền thoại” trong ngành. Đó là “Lễ hội âm nhạc Shinjuku” do Bunka hosho chủ trì, nơi Akina nhận “Giải khuyến khích đặc biệt của ban giám khảo chuyên môn”.

“Tại lễ hội âm nhạc, Koizumi đã giành được “giải Vàng”, khi các thí sinh đứng xếp hàng trên sân khấu trong màn cuối, một quả trứng sống bay lên từ hàng ghế khán giả và trúng đầu Koizumi. Akina nhận thấy tình hình đó, liền chạy vội tới chỗ Koizumi, bảo vệ và đưa cô ấy đến khu vực cánh gà. Sự việc diễn ra trong tích tắc.” (người liên quan công ty sản xuất)

Sự việc bất ngờ đã gây náo động cả hội trường. Việc ném “trứng sống” ở nơi đang diễn ra cuộc đua giải thưởng là điều xưa nay chưa từng có.

“Tôi không rõ liệu đó có phải nhằm vào Koizumi không. Cũng có thể nó tình cờ trúng Koizumi thôi. Nhưng tôi nghe nói người ném là fan nam cuồng nhiệt của một ứng cử viên sáng giá cho giải Vàng. Cũng có thông tin rằng, nghe nói có một số fan đã tức giận vì Koizumi chưa từng được chọn trong các cuộc đua giải thưởng cho người mới, vậy mà bây giờ lại giành giải Vàng… Tóm lại có lẽ là lòng đố kỵ của người hâm mộ. Tất nhiên chúng ta không biết được chân tướng sự việc, nhưng ngay cả thế, hành động tức thời của Akina đã trở thành chủ đề lớn. Lúc đó đang thi chính thức mà. Vốn dĩ đó là việc của staff nên làm. Nói chung, cô ấy rất xuất sắc trong việc xử lý khủng hoảng, cũng có thể nói là có tố chất ứng phó mọi việc trong tích tắc. Thật khác biệt với hành động của một thần tượng nhỉ.” (người liên quan công ty sản xuất nói trên)

Tình huống này sau đó được Koizumi và Akina kể lại cho người dẫn chương trình Kuroyanagi Tetsuko và Konishi Hiroyuki trong “The Best Ten” của TBS (tháng 5/1989).

Khi Kuroyanagi hỏi “Tôi nghe nói mối quan hệ của cả hai trở nên đặc biệt tốt vì chuyện gì đó phải không? Khi Kyon Kyon bắt gặp những ánh mắt kinh khủng…”, điều đầu tiên Koizumi nói là “Tại một giải thưởng dành cho người mới sau khi ra mắt, cháu đã bị ném trứng khi đứng trên sân khấu, chuyện cũng lâu rồi ạ…”.

Cô ấy tiếp tục kể về tình huống lúc đó, “(Cháu bị ném trứng sống) khá là bẩn, Akina đang đứng xếp hàng ở chỗ xa, dù cô ấy vẫn là người mới, nhưng đã mặc kệ tivi đang quay hình mà ngay lập tức chạy đến, và dẫn cháu ra phía cánh gà”.

Akina giải thích, “Lúc đó người ta ném đồ như phát sốt lên vậy, kiểu như, a--, lại bay tới nữa, nên cháu đã tránh khá nhiều. Có nhiều thứ bay lên lắm, như là đồng tiền 10 yên… cháu đã tránh nó.”

Ngoài ra, “Cháu chỉ thấy cái gì đó trắng trắng bay lên, đang nghĩ sẽ trúng ai thì nó đáp ngay Kyoko, thật kinh khủng. Ban đầu cháu nghĩ chắc người bên cạnh sẽ giúp cô ấy, nhưng chẳng thấy ai xử lý cả, nên cháu nghĩ hay là tới dẫn cô ấy đi. Vậy là, cháu đã chạy nhanh lại và đưa cô ấy ra rìa sân khấu.”

Đây có lẽ cũng là ý thức công bằng của Akina. Koizumi cũng nói về Akina rằng, “Một người thật sự dịu dàng, giống như chị gái vậy, tôi đã không nghĩ rằng lại có người dịu dàng đến thế.”

28 năm đã trôi qua. Koizumi đã mô tả Akina như là một người “bạn đồng chí”. Nhưng trên thực tế, biến cố xảy ra ngày hôm đó có thể đã khiến mối quan hệ giữa hai người càng thêm sâu đậm.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 37)

Thành tích tiêu thụ single có thể sánh với Fuji Keiko…
Vẫn đứng hàng 6, 7 trên đường đua giải thưởng

zakzak (25.08.2020)

Single thứ ba “Second Love” tiếp sau “Shojo A” đã thành công rực rỡ.

“Tôi chỉ có thể nói rằng, chúng tôi đã thành công đạt được mục tiêu. Thực ra chúng tôi đã chia làm hai phe trong lựa chọn phong cách, và đến phút cuối mới quyết định. Nhưng dù chọn hướng nào, thì năng lực ca hát của Akina là tuyệt đối, nên thật tốt vì chúng tôi đã ưu tiên bài hát. Theo nghĩa đó, việc công nhận tác phẩm cũng gắn liền với tính nghệ thuật của Akina.”

Ông Tomioka Nobuo, người phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản của Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan), nhớ lại.

“Bây giờ nghĩ lại, công ty chúng tôi yếu kém trong ngành, và Akina là kinh nghiệm mảng âm nhạc đầu tiên của văn phòng, nên thật tốt vì chúng tôi được giao phó toàn bộ về mặt sản xuất âm nhạc. Tôi nhớ là sếp của tôi cũng nêu ý kiến với văn phòng, và văn phòng chẳng nói gì về tác phẩm cả. Công việc của chúng tôi là bán đĩa, nhưng chỉ trả tiền quảng cáo mà không thể nói gì về tác phẩm nên cảm thấy cô đơn. Đó là một thời đại tốt đẹp, hay có thể nói là, một thời đại đã sinh ra Akina.”

“Shojo A” đứng thứ 12 trên bảng xếp hạng Oricon ngày 22/11/1982, ngoài top 10, nhưng lại được vào top của chương trình âm nhạc nổi tiếng “The Best Ten” cho đến ngày phát sóng 25/11. Mặt khác, “Second Love” phát hành ngày 10/11 đã đạt vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng ngày 22/11. Không cần phải nói, những chuyển đổi ngoạn mục này đã trở thành đề tài nóng trong ngành.

Một người liên quan trong giới âm nhạc đã giải thích về thành tích đó, “Nhìn vào dữ liệu của Oricon, có thể thấy rằng những xếp hạng của Akina rất giống với Fuji Keiko, là mẹ của Utada Hikaru.”

“Fuji ra mắt lần đầu với “Shinjuku no Onna” vào năm 1969, sau đó ra mắt single thứ 2 “Onna no Blue” và nổi tiếng với hit lớn “Keiko No Yume Yoru Hiraku” vào năm 1970. “Onna no Blue” sau khi phát hành đã giành vị trí số 1 trong tám tuần liên tiếp, sau đó, “Yoru Hiraku” thay vào vị trí số 1, dẫn đến việc Fuji độc chiếm vị trí 1 và 2 trong 2 tuần. Tuy thứ hạng có khác, nhưng Akina cũng đã tạo ra một sự hoán vị tuyệt vời. Về bối cảnh thời đại thì Fuji hát nhạc Enka, nhưng Akina đã đạt được thành tích với tư cách thần tượng.”

Fuji Keiko thực sự là ca sĩ tiêu biểu cho thập niên 1970, đã 12 năm kể từ đó…

“Dựa trên số liệu, có thể nói ca sĩ đại diện cho năm 1982 là Nakamori Akina. Hơn nữa, cũng giống như Fuji hồi đó, cô ấy là ca sĩ mới.” (người liên quan trong ngành âm nhạc nói trên)

Trong lúc doanh số single thu được nhiều chú ý, Tomioka nỗ lực cho “Cuộc đua Giải người mới” năm đó, đồng thời cũng chịu trách nhiệm sản xuất bộ lịch năm sau, nên công việc rất bận rộn.

“Bản thân Akina đã theo dõi tình hình từ khi ra mắt theo cách của mình, vì vậy tôi nghĩ cô ấy cũng không quan tâm đến các cuộc đua giải thưởng như công chúng đồn đại. Chỉ là vì tình hình của single rất thuận lợi, phản ứng xung quanh cũng nồng nhiệt, nên chúng tôi đương nhiên nhắm tới giải Người mới xuất sắc. Tại “Lễ hội âm nhạc Shinjuku” (do Bunka hosho chủ trì), Akina không mong đoạt giải, nhưng khi nhận được “Giải khuyến khích đặc biệt của ban giám khảo chuyên môn” Akina thật sự rất vui. Khi được xướng tên cô ấy đã rất bất ngờ. Việc được công nhận như một nghệ sĩ quả thật khiến cô ấy vui hơn bất kỳ giải thưởng nào. Nhìn vẻ mặt hạnh phúc của cô ấy lúc đó, dù chỉ một chút khả năng chúng tôi cũng muốn cô ấy sẽ giành được vị trí người mới hàng đầu.”

Akina, người có doanh số single đứng đầu của năm đó, vẫn đứng hàng 6, 7 trong cuộc đua giải thưởng.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 36)

Năng lực và khả năng ca hát nổi trội trong nhóm năm 1982!
Trình diễn trong chương trình có ảnh hưởng lớn “The Best Ten”,
Nửa năm sau khi ra mắt, “thời đại Akina” đã mở màn

zakzak (18.08.2020)

Trong số các thần tượng thập niên 1980, nhóm “Hana no 82-nen gumi” được debut vào năm 1982 có độ nổi tiếng lâu dài, nhưng thời đó vị trí của Nakamori Akina chỉ ở hàng 6, 7 trong số những người mới. “Tôi nghĩ toàn bộ trong ngành đều xem cô ấy như một “vai phụ””, một người có liên quan từ nhà sản xuất nhớ lại.

Tuy nhiên, single “Shojo A” khởi đầu với vị trí 40 trên bảng xếp hạng Oricon, sau 11 tuần đã vươn lên vị trí thứ 5. Album thứ hai “Variation (Hensoukyoku)” đạt thành tích hạng 1 trong lần xuất hiện đầu tiên. Trước khi nhận ra thì cô ấy đã đứng đầu “nhóm năm 1982”.

Thậm chí, những người liên quan trong âm nhạc chưa từng để tâm đến Akina cũng nhận xét “Một thần tượng lớn xứng đáng với hai chữ “kỳ tích””.

“Ngoài khả năng ca hát, năng lực hóa thân thành nhân vật chính của bài hát cũng vượt trội so với những thần tượng khác.”

Ông Tomioka Nobuo, người phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản của Warner Pioneer (hiện là Warner Music Japan), cho biết.

“Những ca sĩ không thể nổi tiếng, thì cho dù có chi 100 triệu yên để quảng bá vẫn sẽ không nổi tiếng. Nhưng Akina đã phát huy năng lực vượt xa chi phí quảng bá 100 triệu yên. Có thể nói là một thần tượng được sinh ra từ thời đại.”

Vào thời điểm đó, chu kỳ phát hành single của thần tượng là 3 tháng. Nhưng Akina đã phát hành album vào ngày 27/10, vừa đúng 3 tháng sau khi phát hành “Shojo A”. Điều này rốt cục đã đạt thành công.

Ngoài ra, các chương trình xếp hạng như “The Best Ten” (TBS) và “The Top Ten” (Nihon TV)... đã thúc đẩy sự nổi tiếng của Akina.

“Mặc dù Akina hầu như không trình diễn trong chương trình âm nhạc vào thời điểm debut, nhưng các chương trình xếp hạng là dựa trên doanh số bán hàng. Trường hợp của Akina, quả thật các chiến dịch địa phương đều đặn đã đặt nền móng cho sự nổi tiếng. Trước và sau khi phát hành “Shojo A”, tôi đã tạm thời không được giao công việc phụ trách, nhưng tôi vẫn cảm nhận trực tiếp phản ứng từ các cửa hàng băng đĩa. Sau đó khi tôi quay lại công việc phụ trách vào tháng 9, trong công ty đang hỗn loạn vì ứ đọng đơn hàng single. Kết quả là đã đạt hạng 9 trong lần đầu có mặt trên “The Best Ten”, và vọt lên hạng 3 sau khi album được phát hành một ngày. Không có sự quảng bá cho album nào tốt hơn thế. Nhờ đó album đã giành vị trí thứ 1 trong lần đầu có mặt trên bảng xếp hạng Oricon với doanh số vượt qua 700.000 bản. Trong mơ tôi cũng chưa từng nghĩ rằng, chỉ vỏn vẹn nửa năm mà Akina có thể phát triển đến mức này.”

Ông Tomioka lật giở từng trang của cuốn sổ tay viết về tình hình lúc đó và kể lại.

Single thứ ba “Second Love” phát hành vào ngày 10/11, hai tuần sau khi phát hành album. Nhưng ngay cả khi đã ra mắt ca khúc mới, “Shojo A” vẫn liên tục giành được những thắng lợi lớn. Đứng thứ 6 trong “The Best Ten” phát sóng ngày 11/11, và tiếp tục có mặt trong top cho đến ngày phát sóng 25/11.

Mặt khác, “Second Love” đã đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng Oricon ngày 22/11, và cuối cùng vươn lên vị trí số 1 vào tuần sau đó. Quả tương xứng với chữ “thành tích rực rỡ”.

“Dù có nhiều vấn đề rắc rối khi lựa chọn ca khúc cho single thứ hai, nhưng quả thật để ưu tiên âm nhạc và quay về nguyên bản, thì tôi cho rằng “Second Love” là lựa chọn đúng đắn. Tất nhiên nếu chọn “Cancel” có cùng phong cách với “Shojo A” để làm single thì cũng vẫn bán chạy thôi. Nhưng con đường sau này có lẽ sẽ theo phong cách nổi loạn... khác hẳn hướng đi dự kiến ban đầu. Bản thân Akina cũng biết điều đó”, ông Tomioka nói.

Nhân tiện, trong “The Best Ten” phát sóng ngày 2/12, “Second Love” đã lọt vào top 10, đứng vị trí thứ 6 và thay thế “Shojo A”, hơn nữa còn giành được vị trí thứ 1 vào ngày phát sóng 16/12. Kết quả là “The Best Ten” năm 1982 đã hạ màn với Akina, và “The Best Ten” năm 1983 cũng mở màn với Akina, mở ra một “thời đại Akina” cả về tên gọi lẫn thực tế.

(phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji) 

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 35)

Dù là lính mới nhưng hát được đa dạng thể loại ca khúc…
Người đầu tiên trong “Hana no 82-nen gumi” giành được vị trí thứ 1 xếp hạng album

zakzak (04.08.2020)

Single thứ hai “Shojo A” phát hành vào ngày 28/7/1982, đã khởi đầu với vị trí 40 trong lần đầu tiên có mặt trên bảng xếp hạng single Oricon, đến tuần thứ 11, tức hơn 2 tháng sau khi phát hành, đã leo lên vị trí thứ 5 (cao nhất) vào ngày 18/10. Đây là trường hợp đặc biệt đối với một thần tượng mới.

Như để phù hợp với thời điểm đó, album gốc thứ hai “Variation (Hensoukyoku)” cũng được phát hành (ngày 27/10/1982).

“Thực ra “Shojo A” được làm sớm hơn album. Do đó chúng tôi liên kết với album vì doanh số lý tưởng của “Shojo A”. Về cơ bản thời đó chú trọng quảng bá single hơn. Doanh số album là kết quả dựa trên tình hình bán single. Do đó, chúng tôi đã chọn “Cancel!” của anh Urino Masao làm ca khúc đầu tiên cho album, còn lại bao gồm những bài demo từ trước khi debut của bộ đôi Kisugi Takao và Kisugi Etsuko như là “Sakihokoru Hana ni”…, nói chung nội dung rất phong phú đa dạng”, ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện momo&grapes company), người phụ trách Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản của Warner Pioneer (hiện là Warner Music Japan), kể lại.

Trước khi album được phát hành, doanh số “Shojo A” đã tiến sát 1 triệu bản. Phía sản xuất và kinh doanh đã đưa “Cancel!” ra làm “ca khúc đề xuất” để ứng cử cho single thứ ba. Tomioka nói.

“Single “Shojo A” trở thành hit và “Cancel!” được chọn làm single tiếp theo để nối tiếp phong cách đó. Dù cá nhân tôi ngay từ đầu đã kiên quyết phản đối, nhưng “Cancel” đã thành công lớn khi làm bài hát đầu tiên sau phần giới thiệu của album. Rốt cuộc hướng đi của “Shojo A” đã thúc đẩy doanh số bán album. Dù sao, từ trước khi ra mắt Akina đã có lập trường chú trọng vào concept ca sĩ có năng lực ca hát, vì vậy tôi cảm thấy single thứ ba nên là “Second Love”. Tất nhiên lý do vì bản thân Akina cũng thích “Second Love” nữa.”

Album đã xếp hạng 1 trong lần xuất hiện đầu tiên trên bảng xếp hạng tổng hợp album Oricon ngày 8/11. Akina, người ban đầu được cho là đứng hàng 6, 7 trong “Hana no 82-nen gumi”, cuối cùng lại trở thành người đầu tiên đạt hạng 1 xếp hạng album.

“Nếu nói sức hút của cô ấy là gì, thì đó là khả năng ca hát xuất sắc. Chỉ cần nghe album, bạn sẽ thấy năng lực hóa thân thành nhân vật chính của bài hát vượt trội trong số các thần tượng. Chỉ mỗi việc cô ấy không bị giới hạn vào cái khung thần tượng cũng quá rõ ràng. Hơn nữa, chỉ cần một lần nghe sự phong phú đa dạng trong album, bạn sẽ nhận ra đó chỉ là một phần tài năng của Akina. Những tác phẩm theo phong cách nổi loạn của “Shojo A” như “Cancel!”, “X3 (Bye bye) Lullaby”, hay “Sakihokoru Hana ni…” hát trên nền nhạc cụ dây, ngoài ra còn có những bản nhạc thuần khiết, những ca khúc âm hưởng nhiệt đới nồng cháy, nói chung nhiều bài hát có phong cách đa dạng đã được đưa vào. Vẫn là một tân binh, hơn nữa chỉ mới ra album thứ hai, nhưng cô ấy đã hoàn thành xuất sắc một tác phẩm phát huy sức hút và chiều sâu của một vocalist. Tại thời điểm này, Akina cùng với Matsuda Seiko được coi là hình ảnh kế thừa của Yamaguchi Momoe”, một nhà phê bình âm nhạc cho biết.

Album đã giành vị trí thứ 1 trong hai tuần liên tiếp sau khi phát hành. Mặt khác, đà tiến triển của “Shojo A” vẫn chưa dừng lại. Trong “The Best Ten” (TBS) phát sóng ngày 28/10, single đã vươn lên hạng 3 sau 3 tháng phát hành. Sau đó single vẫn tiếp tục duy trì trong top, cho đến lần trình diễn cuối vào ngày phát sóng 25/11, đã trải qua tổng cộng 11 tuần trong top.

Nửa năm sau khi debut, Akina đã trở thành một vocalist “quốc dân” thực thụ. “Huyền thoại Diva” của Akina đã bắt đầu từ đây…

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji) 

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 34)

“Shojo A” trở thành hit, việc chọn single thứ 3 gây tranh cãi lớn!
Xu hướng chọn theo phong cách nổi loạn…

zakzak (28.07.2020)

Single thứ hai của Nakamori Akina “Shojo A” đã khởi đầu với vị trí 40 trên bảng xếp hạng single Oricon, chỉ với 5410 bản được bán ra (ngày 9/8/1982). Hai tháng sau khi phát hành, ở tuần thứ 9 single đã leo lên vị trí thứ 9 vào ngày 4/10. Hơn nữa đã vươn lên vị trí thứ 5 vào ngày 18/10. Doanh số vượt quá 700.000 bản. Quả thật là một hit lớn “nở muộn”.

Ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện momo&grapes company), người phụ trách Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản tại Warner Pioneer (hiện là Warner Music Japan), cho biết.

“Ca khúc debut “Slow Motion” đã bán được tầm 160.000 bản. Dù vậy tôi vẫn tin single tiếp theo sẽ bán chạy. Nhưng mà... tôi không ngờ lại bán chạy đến mức này. Tuy giờ được gọi là “Hana no 82-nen gumi”, nhưng thời đó cho dù chúng tôi có đi chào hàng cũng không ai để mắt đến. Quả thật tôi nghĩ đó là nỗ lực hết mình của Akina. Tuy lúc đầu cô ấy nói “không muốn hát”, nhưng một khi đã hát, cô ấy sẽ đặt tất cả cảm xúc vào bài hát, là một người mới nhưng có ý thức chuyên nghiệp tuyệt vời. Cô ấy sẵn có thực lực cả về khả năng biểu cảm và giọng hát. Mặc dù “Shojo A” bán chạy, nhưng Akina chẳng mảy may để tâm đến những ồn ào xung quanh, vẫn bình thản nói rằng, cô ấy thích “Slow Motion” hơn. Dù thế nào cô ấy vẫn thành thật với cảm xúc của mình.”

Dù gọi là người mới, nhưng từ lúc này hẳn cô ấy đã có niềm tin mạnh mẽ như là một “vocalist Nakamori Akina” vốn đã không còn vừa vặn trong bộ khung thần tượng nữa. Điều đó dần nở rộ với “Shojo A”. Kết quả là trong ngành công nghiệp âm nhạc, Akina được coi như hình ảnh kế thừa của Yamaguchi Momoe.

Tuy nhiên, “Shojo A” thành hit đã gây tranh cãi lớn cho việc chọn single thứ ba.

Ban đầu, single thứ ba dự kiến sẽ là “Second Love” do bộ đôi Kisugi Etsuko và Kisugi Takao của “Slow Motion” chấp bút. Nhưng director phụ trách đã đề xuất một ca khúc được thu trong album là “Cancel”, vì ông “muốn thiết lập phong cách này”, “muốn single tiếp theo cũng là ca khúc của tác giả “Shojo A” Urino Masao”.

Sau đề xuất này, trong nội bộ công ty cũng có nhiều ý kiến phản đối ca khúc cùng phong cách với “Slow Motion” là “Second Love” . Một người phụ trách bán hàng cho biết: ““Shojo A” đang bán chạy, không có lý do gì để thay đổi phong cách này”. Những chuyện này khiến ông Tomioka phiền não.

“Toàn bộ công ty đều có xu hướng nghiêng về “Cancel”. Nhưng dù ai nói sao, tôi vẫn nghĩ single thứ ba nên là “Second Love”. Tất nhiên lấy “Cancel” làm single cũng không vấn đề gì, nhưng nếu xét theo lộ trình “nuôi dưỡng một thần tượng chú trọng kỹ năng ca hát” đã vạch ra từ trước khi debut, thì không thể chọn như thế. Dù vậy, tôi là người phụ trách quảng bá, còn lựa chọn ca khúc là công việc của director. Giữa xu hướng ngả về “Cancel” như vậy, dù tôi có lên tiếng thế nào cũng không thể thay đổi được bầu không khí đó.”

Ông Tomioka mạnh dạn đến gặp tổng phụ trách quảng bá và sản xuất cho Akina, ông Terabayashi Akira (hiện là cố vấn kinh doanh của Avex Entertainment label) để kiến nghị.

“Dù thế nào tôi vẫn một lòng muốn chọn “Second Love” - Tôi đã nói với anh Terabayashi như vậy. Thật xin lỗi King Records, nhưng nếu chọn “Cancel” và đi theo phong cách nổi loạn, thì Akina sẽ biến thành Mihara Junko mất. Rồi anh ấy nói, “Tôi cũng có quan điểm giống anh”, hơn nữa anh ấy đã lắng nghe ý kiến của tôi, một nhân viên quảng bá “Tôi nghĩ chúng ta nên nuôi dưỡng Akina thành một vocalist có chiều sâu”, và ngay lập tức đưa chỉ thị đến nơi sản xuất.”

Đó là khoảnh khắc “Second Love” được quyết định làm single tiếp sau “Shojo A”.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

Monday, October 19, 2020

[SONG] 夕子の涙/三田明 ◆ Yuko no Namida - Mita Akira (1967)



夕子の涙 三田明
Yuko no Namida - Mita Akira (1967)
NƯỚC MẮT YUUKO

作詞・作曲:吉田正
Nhạc và Lời: Yoshida Tadashi

小雨にけむる 宵でした
銀座は西の裏通り
肩をぬらして行く僕に
傘をだまってさしかけた
長いまつ毛の可愛い子
レモンの匂いの するような
夕子に逢った その日から
恋する僕になりました
kosame ni kemuru yoi deshita
ginza wa nishi no uradoori
kata wo nurashiteiku boku ni
kasa wo damatte sashikaketa
nagai matsuge no kawaii ko
lemon no nioi no suru youna
Yuuko ni atta sono hi kara
koisuru boku ni narimashita
Một chiều muộn mưa phùn mờ mịt
Nơi con ngõ nhỏ phía Tây Ginza
Tôi bước đi, bờ vai đẫm ướt
Nàng lặng lẽ che dù cho tôi
Cô gái đáng yêu với hàng mi dài
Ngát hương thơm tựa mùi chanh vậy
Từ ngày gặp gỡ Yuko,
Từ ngày hôm ấy, tôi bỗng biết yêu thương
いつも二人で 逢っていた
並木通りのレストラン
ある日夕子のその頬に
銀の涙がひかってた
なにもきかずに別れたが
あれからどこへ 行ったのか
夕子の泣いた その日から
淋しい僕になりました
itsumo futari de atteita
namikidoori no resutoran
aru hi Yuuko no sono hoho ni
gin no namida ga hikatteta
nani mo kikazu ni wakareta ga
are kara doko he itta no ka
Yuuko no naita sono hi kara
sabishii boku ni narimashita
Nơi mọi khi tôi cùng nàng hẹn gặp
Nhà hàng trên con phố rợp bóng cây
Ngày hôm đó trên má nàng Yuko
Long lanh rơi đôi hàng lệ bạc
Chúng tôi chia tay mà không hỏi điều gì
Nàng đã đi đâu kể từ dạo ấy
Từ ngày Yuko rơi nước mắt,
Từ ngày hôm ấy, tôi bỗng hóa u sầu
飲めぬお酒も飲みました
眠れぬ夜もありました
夕子のいない あの日から
孤独な僕に なりました
なりました
なりました ah… ah…
nomenu osake mo nomimashita
nemurenu yoru mo arimashita
Yuuko no inai ano hi kara
kodoku na boku ni narimashita
narimashita
narimashita ah… ah…
Tôi tìm đến men say dẫu rằng nhát rượu
Có những khi thức trắng cả đêm thâu
Từ ngày không còn Yuko nữa
Từ ngày hôm ấy, tôi bỗng hóa chơi vơi
Bỗng hóa chơi vơi
Hóa chơi vơi…

Wednesday, October 14, 2020

Lời tựa của “Jani-ken! Twenty Twenty Janizu Kenkyu-bu” (NXB Hara Shobo)


ALL REVIEW (14/7/2020)
Tên sách: Jani-ken! Twenty Twenty Janizu Kenkyu-bu
(Jani-Lab! Phòng nghiên cứu Johnny’s Twenty Twenty)

Tác giả: Otani Yoshio, Hayamizu Kenro, Yano Toshihiro
Nhà xuất bản: Hara Shobo
Định dạng: Sách 1 tập (bìa mềm) (360 trang)
Ngày phát hành: 23/06/2020
ISBN-10: 4562057750
ISBN-13: 978-4562057757

Giới thiệu nội dung:
Các nhà phê bình thuộc thế hệ SMAP, Arashi nhận xét tỉ mỉ về các tác động đến xã hội, nguồn gốc những đầu đề bàn tán, ý nghĩa, và lịch sử nền văn hóa kỳ diệu được mở ra từ văn phòng Johnny.
SMAP giải thể, Arashi tuyên bố tạm ngừng hoạt động, mở rộng lên internet, và Johnny Kitagawa qua đời… Các idol cho thấy điều gì giữa thời đại đầy biến động?
Phiên bản bổ sung và cải tiến đáng kể của “Jani-ken! Janizu Bunkaron” (Jani-Lab! Văn hóa luận Johnny’s) xuất bản năm 2012.

“Nếu không tiếp xúc với lịch sử của Johnny’s, sẽ không thực sự hiểu được mối quan hệ giữa sự ảnh hưởng và du nhập văn hóa tồn tại giữa hai nước Nhật Bản - Hoa Kỳ trong 70 năm sau chiến tranh, hay nói cách khác, là “lịch sử Nhật Bản hậu chiến”.”

Nếu lần theo những gì Johnny’s đã mang đến - lịch sử của thần tượng, âm nhạc, sân khấu, quảng cáo, và… nền văn hóa kỳ diệu, chúng ta sẽ chạm đến tận lịch sử thời hậu chiến của Nhật Bản!

Chúng tôi xin đăng công khai lời nói đầu của quyển sách “Jani-ken! Twenty Twenty Janizu Kenkyu-bu”, tác phẩm của một nhóm những nhà phê bình nhiệt huyết, đã xem xét kỹ lưỡng sức ảnh hưởng của những kỳ công mà văn phòng Johnny’s đã tạo ra đến xã hội, văn hóa, và lịch sử.

[Youtube Comments] SixTONES @YouTubeFanFest 2020 "ImitationRain / JAPONICA STYLE / NEW ERA”


■Bình luận YouTube

(+518)
SixTONES là một nhóm có sức hút lớn. Tôi mong nhóm sẽ được thật nhiều người nghe và lôi cuốn cả thế giới. Tôi muốn mọi người biết rằng có những Johnny’s có thể cạnh tranh bằng âm nhạc.

(+167)
Tháng 1 năm nay, tôi đã bị ấn tượng mạnh với một ca khúc phát ở nơi mua sắm, tôi lập tức tìm bằng lời bài hát thì biết đó là Imitation Rain của SixTONES.
Các màn trình diễn của SixTONES lúc nào cũng lay động trái tim và khuấy động tâm hồn tôi.
Tôi rất cảm động vì khi tập hợp 6 tính cách khác biệt của từng người, lại có thể sinh ra sự hòa hợp thật đẹp và mạnh mẽ thế này.
Lần đầu tiên tôi mua CD của nghệ sĩ trực thuộc Johnny’s, và lần đầu tiên tôi tham gia một fanclub, vì gặp gỡ SixTONES mà thế giới của tôi đã mở rộng.
Thật sự cảm ơn vì giúp cho mỗi ngày của tôi đều vui vẻ thế này.

(+106)
Từ hồi đăng video tôi cứ repeat hoài không dừng được. Ngày nào cũng không ngủ đủ giấc, nhưng chẳng cách nào khác nếu được cho xem một bài thế này.
Không chỉ SixTONES, camera-work và ánh sáng đều tuyệt vời.
Cảm ơn SixTONES, cảm ơn YouTube.

(+151)
Tôi ấn tượng với ca từ “không hề cô độc, không thể thay thế, nào hãy cùng tạo dấu ấn trong thời đại này” của NEW ERA, cảm động vì nó phù hợp với tình hình hiện tại của nhiều người đang xem video này!
SixTONES, xin cảm ơn vì giọng hát và những ca từ đi lòng người! Nó chạm vào sâu thẳm trái tim tôi!

Sunday, October 11, 2020

[JNET] Về các idol nam ngoài Johnny’s


GC (20/07/2020)

1. (+331 -113)
Gần đây tôi có xem MV “FAKE MOTION” của EBiDAN, thì thấy độ nổi tiếng của Kitamura Takumi và Sano Hayato cũng khá, các thành viên khác cũng vậy, tôi mong họ có thể thành công hơn.
Ngoài ra tôi cũng mong các nhóm khác như Chotokkyu, Da-iCE, JO1 này kia... được đưa lên tivi nhiều hơn, nhằm để nâng tầm thần tượng nam. Mọi người nghĩ làm thế nào để các thần tượng nam ngoài Johnny’s có thể hoạt động nổi bật hơn trên truyền hình?

31. >>1 (+66 -166)
Johnny’s thế này… Johnny’s thế nọ… vẫn có những người PR vai bất hạnh quá thể kiểu này,
Nhưng chính các thành viên của Johnny’s là những người nỗ lực từ con số 1.
Tôi chỉ có thể nói là, Trước tiên hãy thử vượt doanh số bán đĩa đi?
Sau đó ráng có được Dome concert này nọ đi?
Và cuối cùng, đã đặt một ngón chân vào cùng vị trí với họ chưa?

52. >>31 (+117 -51)
Có những nhóm đã bắt đầu từ con số 1 trên những buổi live đường phố, và bị Johnny’s dập tắt đấy.
Fan cuồng Johnny’s không muốn thừa nhận chuyện chèn ép, nhưng gần đây nhóm DA PUMP từng bị xóa sổ rốt cuộc đã xuất hiện chung chương trình rồi đó.
Đương nhiên là xuất hiện nhiều thì sẽ bán chạy thôi.

3870. >>31 (+25 -2)
Johnny’s nỗ lực, 1 ngón chân…
Buồn cười thật (lol).
Johnny’s có được tín đồ cuồng nhiệt đến mức này, sướng ghê ta w
Đây chỉ là ý kiến bình tĩnh của một người thứ ba không thích cũng chẳng ghét Johnny’s hay các thần tượng khác, nhưng thông thường chẳng phải sự khác biệt về quyền lực của văn phòng sẽ quyết định sao? Lấy ví dụ những đứa nhỏ idol ít tuổi vẫn chưa nổi tiếng, nhưng nếu là Johnny’s thì sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện trên chương trình truyền hình như là sự đổi chác cho idol Johnny’s đàn anh nổi tiếng. Khi được xuất hiện như vậy thì sẽ có fan theo. Nhưng nếu là văn phòng nhỏ và yếu, sẽ không có nhiều idol đàn anh nổi tiếng hay cơ hội như vậy. Ngay từ đầu đã có một bộ khung gọi là bộ khung Johnny’s. Ở một mức độ nào đó, các nhà đài vì mối quan hệ từ xưa cũng đoán ngầm ý của văn phòng Johnny’s. (Những ai nói “Không có đâu!” thật không bình thường nha)

Không phải thần tượng Johnny’s xấu hay không nỗ lực, mà đương nhiên ít nhiều gì cũng có cái gọi là quyền lực của văn phòng, nhưng không hiểu sao cả điều đó mà cô cũng sồn sồn lên bác bỏ dữ vậy…

60. >>1 (+131 -2)
Trước tiên, thế giới giải trí Nhật Bản phải dành cho người Nhật đã…

68. >>1 (+100 -8)
Da-iCE là idol hả? Tôi tưởng artist cơ.
Hát hay ghê há~

Wednesday, October 7, 2020

[JNET] Nakamori Akina kỷ niệm 40 năm debut vào năm sau

[M-ON Press]
Tóm tắt:
Năm sau để kỷ niệm 40 năm debut, các buổi live trong quá khứ của Nakamori Akina sẽ được phát sóng liên tiếp 7 tháng trên MUSIC ON! TV. Lịch phát sóng dự kiến bắt đầu từ 27/9/2020 ~ 3/2021.

■ Bình luận Yahoo JP

(+296  -26)
Tôi đang đợi mỏi mòn ngày trở lại của Akina. Từng chút thôi cũng được, tôi muốn được nhìn thấy dáng vẻ khỏe mạnh của cô ấy trên tivi và dinner show, v.v...

(+264  -23)
Tôi cùng sinh năm 1965 giống như Akina. Năm sau là 40 năm debut rồi nhỉ. Thật tiếc vì không thể nhìn thấy dáng vẻ hiện tại của cô ấy ở phía bên kia màn hình tivi, nhưng tôi tin vào cơ hội được xem các bản live tỏa sáng nhờ vào phát sóng của M-On.

(+186  -45)
Không cần phải cố ép Akina bước ra công chúng đâu.
Đương nhiên tôi muốn nhìn thấy Akina, nếu được cũng muốn nghe cổ hát nữa.
Nhưng nếu cảm thấy việc xuất đầu lộ diện và thế giới giải trí quá mệt mỏi, thì không làm cũng được.
Nếu Akina cảm thấy hạnh phúc và có thể vui vẻ hết mình ở nơi cô ấy sống hiện tại, thì tôi cũng sẽ hạnh phúc.

(+146  -12)
Bà bô tôi 2 năm trước đã hồi tỉnh sau 30 phút ngừng tim phổi, và sống sót ngay trước khi xác định chết não, bà ấy muốn xem Nakamori Akina hát trên tivi lần nữa.
Tim bà yếu lắm rồi, chẳng còn mấy năm để sống.
Bà đã cùng tôi xem Best Ten, Top Ten, Yoru no Hit Studio, giải Thu  m, Kohaku.
Thành fan kể từ Jukkai năm 1984, Mi Amore, DESIRE, Futari Shizuka, Aibu, Gekka là những bài tôi và mẹ yêu thích.
Bà bô miệng lưỡi chua cay của tôi chẳng hề khen người nổi tiếng nào cả, nhưng bà đã khen Akina là người đẹp. Ngoài ra chỉ có Ishihara Satomi, Sasaki Nozomi thôi.
Bà thích những giọng ca nhiệt tình có nhiều cảm xúc, nên có vẻ bà đã sốc vì Kohaku mấy năm trước.
Xin hãy hát trên truyền hình trong những ngày mẹ tôi còn sống, một lần thôi cũng được.

(+115  -12)
Tôi là fan Seiko và chưa từng xem live nào của Akina, nhưng thật lòng rất trông đợi! Akina chính là diva của Nhật Bản.

(+98  -18)
Cô ấy debut năm 1982, nên tôi tưởng kỷ niệm 40 năm phải là năm sau nữa chứ. Mấy live cũ ngày xưa cũng tốt, nhưng tôi muốn biết tình trạng hiện tại của Akina.
Phía Seiko cũng đang khởi động rồi, nên tôi càng quan tâm hơn. Với tư cách fan của hai người.
Lâu rồi tôi mới nghe thử “Ruri Iro no Chikyu” của Akina, thế giới quan độc đáo thật tuyệt vời!
Tôi muốn xem live của Akina một lần nữa.
Nhạc sĩ Hosono Haruomi đã cho thấy sự khác biệt của hai diva có cá tính riêng, với “Tengoku no Kiss” và “Kinku”.

(+97  -7)
Akina, cô vẫn khỏe chứ?
Năm sau thì tôi không biết,
Nhưng năm sau nữa,
Tôi muốn nghe giọng hát live của Akina ở dinner show.

Thursday, October 1, 2020

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 33)

Niềm vui khi được công nhận là nghệ sĩ!
“Không có dấu ấn” trong ngành?

zakzak (21.07.2020)

Tháng 9/1982, bốn tháng sau khi ra mắt. Akina liên tiếp xuất hiện trên các chương trình âm nhạc nổi tiếng lúc bấy giờ là “The Best Ten” (TBS) và “Yoru no Hit Studio” (Fuji TV), và tình trạng của single thứ hai “Shojo A” đã có nhiều thay đổi.

Ngay sau màn trình diễn, single đã nhảy từ vị trí 21 của tuần trước lên vị trí 14 vào ngày 27/9/1982, và vị trí thứ 9 vào ngày 4/10, đã lọt vào top 10 như mong muốn. Một người liên quan trong âm nhạc biết về thời đó kể lại.

“Akina đứng hàng 6, 7 trong số những người mới được gọi là “Hana no 82-nen gumi”, không được chú ý trong ngành, xét theo khía cạnh nào đó thì là không có dấu ấn. Ngay cả việc trình diễn trên truyền hình, có thể nói từ đầu Akina hầu như không thể hát ca khúc debut của mình, trong khi các thần tượng debut cùng thời đều lần lượt xuất hiện trình diễn. Dù vậy, không biết từ khi nào người hâm mộ của cô đã lan rộng cả nước, điều này gây ngạc nhiên lớn trong ngành. Trước đó chỉ có Matsumoto Iyo và Shibugakitai là những người mới có thành tích single lọt vào top 10. Hơn nữa việc lọt vào top 10 sau khi phát hành 2 tháng lại còn hiếm hơn. Nhiều lời mời đã bất ngờ ập đến. Thời đó, văn phòng Ken-On vẫn còn ít kinh nghiệm về mảng âm nhạc, ngay cả khi tôi liên hệ với Warner Pioneer (hiện là Warner Music Japan) thì vẫn không dễ đưa ra được lịch trình… Vậy mà dường như có những nhà xuất bản từng xem nhẹ (Akina) lại lên tiếng phàn nàn. Dù sao đi nữa chương trình âm nhạc “The Best Ten” là phiên bản truyền hình của radio, nên chỉ cần lọt vào top thì có thể trình diễn hàng tuần, là một cơ hội lớn cho Akina. Chắc chắn cô ấy sẽ thể hiện được tính nghệ sĩ trên một chương trình âm nhạc có tỉ suất người xem cao. Trong trường hợp của Akina, không chỉ bài hát mà tư cách nghệ sĩ cũng có sức tác động.”

Akina đã trở thành “khách mời thường xuyên” của “The Best Ten” kể từ lần đầu cô xuất hiện trong chương trình vào ngày 16/9. Trong số đó phải kể đến lần xuất hiện thứ hai. Trong chương trình phát sóng từ Aoi Studio ở Azabu, Tokyo, cô ấy đã trả lời “thu âm” và “buổi ký tặng” là công việc yêu thích của mình. Mặt khác, khi được hỏi về công việc, cô đã trả lời “Tôi ghét nhất là bị hỏi rằng “Cô có ngày nghỉ nào không?””, và nói thêm “Tôi không có nhiều thời gian nghỉ, (nếu mà tôi nói vậy thì) có cảm giác như mình đang khoe khoang vậy…”

Có một điều khiến Akina rất vui. Đó là việc cô nhận được “Giải khuyến khích của Ban giám khảo chuyên môn” tại “Lễ hội âm nhạc Ginza lần thứ 12” (Nippon Broadcasting chủ trì) được tổ chức vào ngày 7/10/1982. Ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện của momo&grapes), người phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản của Warner, nhớ lại.

“Bản thân Akina không nghĩ mình sẽ đoạt giải, nên cô ấy có vẻ rất vui khi tên mình được xướng lên tại lễ trao giải. Đúng hơn là cô ấy rất bất ngờ. Tất nhiên trước đó “Shojo A” cũng đoạt giải Người mới xuất sắc tại “Lễ hội ca khúc người mới KBC” của Kyushu, nhưng “Lễ hội âm nhạc Ginza” là đoạt giải ở Tokyo. Đây không phải là giải thưởng lớn, nhưng điều khiến Akina vui nhất là việc được đánh giá cao với tư cách nghệ sĩ hơn là bài hát. Tôi nghĩ Akina cũng biết đôi chút về tình hình của giới giải trí, hẳn cô ấy cũng hiểu việc văn phòng và công ty thu âm của mình không được mạnh lắm, nên cô ấy cũng không quan tâm lắm các cuộc đua giải thưởng vì cho rằng nó không liên quan đến mình. Vì đó là “Giải khuyến khích của ban giám khảo chuyên môn”... nên cô ấy mới vui ra mặt như thế.”

Nhân tiện, trong chương trình “The Best Ten” được phát sóng từ buổi tiệc sau lễ trao giải ngày hôm đó, Akina đã nhiệt tình hát “Shojo A” - lúc này đã vươn lên vị trí thứ 7.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 32)

“Best Ten” là bước đầu tiên để “tiến vào major”!
Hồi hộp trong lần trình diễn đầu tiên “Muốn đi toilet…”

zakzak (14.07.2020)

Một tháng sau khi phát hành single thứ 2 “Shojo A” (28/7/1982). Các tạp chí và đài truyền hình bắt đầu dồn dập gửi lời mời. Người phụ trách bán hàng của Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan) nhớ lại.

“Người phụ trách quảng bá nói rằng những tạp chí từng thờ ơ khi chúng tôi nhờ cậy trước đây, đã liên tục gửi lời mời phỏng vấn và chụp ảnh, nên việc điều chỉnh lịch trình rất khó khăn. Nhân viên phụ trách kinh doanh chúng tôi nhận trực tiếp lượng đặt hàng từ các cửa hàng băng đĩa, và số lượng cũng thật sự tăng lên, việc tăng doanh số bán hàng như thế cũng nâng cao động lực của chúng tôi.”

“Shojo A” khởi đầu với thứ hạng 40 trong lần đầu xuất hiện trên bảng xếp hạng single Oricon (ngày 9/8/1982), đến tuần thứ 4 đã vươn lên vị trí thứ 24 vào ngày 30/8, cho thấy đó là một “bản hit dài hơi”. Và ngòi nổ đẩy độ nổi tiếng đó vọt lên đỉnh cao là màn trình diễn trong chương trình xếp hạng “The Best Ten” phát sóng trên TBS vào lúc 9 giờ mỗi tối thứ năm.

Đây là chương trình âm nhạc kỷ lục có tỉ suất người xem trung bình 28% (năm 1982). Akina xuất hiện lần đầu với vị trí thứ 9 vào ngày 16/9. Cô đạt 6189 điểm trong tổng điểm cao nhất là 9999 điểm.

Trước đó, ngoài chương trình từ khi debut là “Star Tanjou!” của Nihon TV, thì cô chỉ xuất hiện trên các chương trình âm nhạc “Let's Go Young” của NHK vào tối chủ nhật, và “Yanyan Utau Studio” của TV Tokyo. “Sau 4 tháng ra mắt, cuối cùng cô ấy đã đứng ở vạch xuất phát”. (người phụ trách bán hàng nói trên)

Khi người dẫn chương trình Kume Hiroshi gọi tên, Akina xuất hiện với nụ cười dường như lo lắng. Khi Kuroyanagi Tetsuko hỏi cô cảm nghĩ về lần xuất hiện đầu tiên, cô trả lời với vẻ căng thẳng “Thật không thể tin được”, và còn “Em muốn đi toilet mất thôi…”. Câu nói bất thình lình trong phút chốc đã khiến những người xung quanh không giấu được vẻ bối rối.

“Cách nói có thể không được hay cho lắm, nhưng theo nghĩa nào đó cô ấy đã có thể trình diễn vì đó là chương trình xếp hạng. Nếu là chương trình âm nhạc bình thường thì có lẽ vẫn còn sớm. Nhưng việc trình diễn ở “Best Ten” rõ ràng là bước đầu tiên để tiến vào các chương trình lớn.” (người phụ trách bán hàng nói trên)

Trên thực tế, sau cơ hội ở “The Best Ten”, cô ấy đã lần đầu tiên xuất hiện và trình diễn “Shojo A” trong chương trình “Yoru no Hit Studio” của Fuji TV phát sóng vào ngày 20/9 một tuần sau đó.

Ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện của momo&grapes company), người phụ trách quảng bá Akina tại bộ phận âm nhạc Nhật Bản của Warner, cho biết, “Lúc đó tôi lại một lần nữa cảm nghiệm sức mạnh của “Best Ten” và “Yoru Hit”. Chỉ với 2 chương trình này, chúng tôi đã nhận được phản hồi gấp hàng chục lần so với trước đây. Tuy nhiên, điều khiến Akina khác biệt với những thần tượng mới khác, có lẽ là lượng fan đông đảo ở địa phương. Tôi vẫn nghĩ đó là hiệu quả của chiến dịch toàn quốc đã tiếp diễn đều đặn kể từ khi ra mắt. Trận chiến trên bộ và trận chiến trên không đã kết hợp lại và phát huy sức mạnh to lớn.”

Single đã nhảy vọt lên vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng Oricon ngày 27/9, và lọt vào top 10 (hạng 9) vào ngày 4/10. Single của ca sĩ thần tượng tân binh lọt vào top 10 sau hai tháng phát hành, là một việc hiếm thấy.

Tuy nhiên, trong khi “Shojo A” tăng vọt trên bảng xếp hạng, single thứ ba được xem như “bài hát quyết định”, lại trở thành một vấn đề lớn. Ông Tomioka nhớ lại.

“Do có thời điểm “Shojo A” bán được rất lâu, nên có một số ý kiến cho rằng đĩa đơn thứ ba cũng nên đi theo con đường nổi loạn. Ngoài ra, album thứ hai “Variation (Hensoukyoku)” cũng được lên kế hoạch trước single, nên người phụ trách bán hàng mong rằng quy trình đó sẽ không bị ngừng lại.”

Trong công ty đã chia thành hai luồng ý kiến.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 31)

Koizumi Kyoko nói về “Akina Ai” (Tình yêu Akina) trên radio
“Là một người “đồng chí” mà tôi rất vui nếu cô ấy vẫn đang cố gắng”

zakzak (07.07.2020)

Nữ diễn viên Koizumi Kyoko (54 tuổi) trong buổi phát sóng trực tiếp “Anata to Radio to Ongaku to” (TBS Radio) vào ngày 21 tháng trước, đã nói về Nakamori Akina (54 tuổi) rằng: “Là một người “đồng chí” mà tôi sẽ rất vui nếu cô ấy vẫn đang cố gắng”. Cô ấy đã bày tỏ cảm xúc của mình bằng cách trả lời thư của thính giả.

Koizumi và Akina là những thần tượng được gọi là “Hana no 82-nen gumi” cùng với Chiemi Hori, Ishikawa Hidemi, Mita Hiroko và Hayami Yu. Koizumi ra mắt với “Watashi no 16-sai” vào ngày 21/3, sớm hơn Akina khoảng 40 ngày. Hai người cũng có mối quan hệ tốt trong “82-nen gumi”. Và buổi phát sóng lần này lại một lần nữa cho thấy mối quan hệ tốt đẹp của họ.

Được thính giả yêu cầu bài hát debut của Akina “Slow Motion”, Koizumi đã xúc động nhớ lại kỷ niệm thời đó: “Lúc đó tôi đã đến trình diễn tại một đài phát thanh địa phương với tư cách khách mời. Tôi còn nhớ, khi được hạng 1 (trên chương trình xếp hạng) tôi đã vừa mừng vừa sợ.”

Ngoài ra, cô ấy nhận xét “Nakamori Akina và tôi đều học cùng cấp, xuất thân từ cùng một chương trình (“Star Tanjou!” của Nihon TV), tuổi tác như nhau, nên có thể gọi là “đồng chí” nhỉ, thật sự là một “đồng chí” mà tôi rất vui khi cô ấy cố gắng hết mình.”

Khi giới thiệu về “Slow Motion”, cô ấy nói “Tôi thích bài này nhất, nên thỉnh thoảng tôi có hát karaoke”, và hết lời khen ngợi “Đó là một bài hát hay. Thật tuyệt vời vì đây lại là bài hát debut. Ca khúc ra mắt của một cô gái mới 16 tuổi, ca từ ấn tượng đến mức có thể nhìn thấy một bức tranh, khiến cả thế giới này hát lên. Ahh, thật tuyệt vời.”

Nghe những cảm nghĩ của Koizumi về Akina, thính giả đã liên tục phản hồi, “Các ca khúc của Koizumi Kyoko rất hấp dẫn, còn Nakamori Akina thì đặc biệt”, “Kyon Kyon, người mà Akina tin tưởng, tôi rất vui vì cô nhắc đến Akina”, “Kyon Kyon là người bạn cũ duy nhất gọi cho Akina. Giữa hai người chắc có một sự gắn bó nào đó.”

Ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc momo&grapes company), phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản của Warner Pioneer (hiện là Warner Music Japan), cho biết.

“Tôi rất vui vì lần này cô ấy nhắc đến Akina. Chúng tôi đã rất cố gắng để bắt kịp Koizumi, người đã đi trước chúng tôi một hoặc hai bước… Rất khó để được lên các tạp chí nghệ thuật và truyền hình, nhưng Akina rất nổi tiếng trên sóng radio và truyền hình cáp theo yêu cầu, những nơi có thể nhận trực tiếp ý kiến từ người hâm mộ. Thực tế, có nhiều giám đốc sản xuất của các kênh radio địa phương rất khen ngợi và ủng hộ Akina. Tôi nghĩ những sức mạnh này đã trở thành làn sóng lớn, và dẫn đến kết quả lọt vào top 10 của album đầu tiên “Prologue (Jomaku)” và “Shojo A” trở thành bài hit. Vì cô ấy đứng hàng 6, 7 trong 82-nen gumi nên các chiến dịch địa phương càng được thực hiện kỹ, có lẽ đó là một điều tốt. Nói thật lòng thì, Akina cho dù không có micro, mà chỉ cần một thùng các-tông làm bệ đứng cũng có thể biểu hiện đầy đủ giọng hát và sức biểu cảm của mình. Vào thời điểm đó, những ca sĩ như thế chỉ có Akina hoặc Iwasaki Hiromi.”

Doanh số “Shojo A” tiếp tục tăng, và leo lên đứng thứ 9 trong chương trình “The Best Ten” (TBS) phát sóng ngày 16/9/1982. Đây là lần đầu tiên Akina xuất hiện trong một chương trình âm nhạc lớn giờ vàng. Ông Tomioka theo dõi màn trình diễn trên màn hình trong Studio S của đài TBS ở Akasaka, Tokyo. Cuối cùng đã vào được Best Ten như ước nguyện, ông không cầm được nước mắt khi nhìn thấy Akina hát “Shojo A”.

Koizumi xuất hiện trên “The Best Ten” vào ngày 6/5 cùng năm debut trong chuyên mục “Konshu no Spotlight” (xuất hiện cùng Mita Hiroko, debut cùng năm).

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji) 

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 30)

Cô gái đấu tranh cho dù đó là người lớn! Hậu trường “Shojo A” ngay trước khi trở thành hit… Loại bỏ nhân viên quảng bá một cách khó hiểu

zakzak (30.06.2020)

Single thứ 2 của Nakamori Akina “Shojo A” phát hành vào ngày 28/7/1982 đã lần đầu có mặt trên bảng xếp hạng ở vị trí 40, không được như mong đợi. Tuy nhiên, ông Tomioka Nobuo, người phụ trách quảng bá cho Akina ở bộ phận âm nhạc Nhật Bản tại Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan), đã bắt đầu cảm nhận trực tiếp sự hào hứng của khách hàng.

“Hoạt động tại các cửa hàng bán đĩa khác hẳn với ca khúc debut “Slow Motion”. Chúng tôi kiểm tra tình hình mỗi ngày, như là tình trạng mua hàng ở cửa hàng băng đĩa, nói chung là có tốc độ khác với hồi “Slow Motion”. Nhà sản xuất cũng vừa quan sát diễn biến vừa nghĩ cách triển khai quảng bá, nhưng nhìn vào bước đầu của “Shojo A” thì cảm giác rằng sẽ có hiệu quả.”

Mặt khác, đã có một chuyện khiến ông Tomioka bận tâm.

“Chuyện đó bây giờ tôi mới nói, tôi đã tạm thời bị loại khỏi địa điểm làm việc của Akina một khoảng thời gian trước và sau khi “Shojo A” được phát hành”.

Chuyện này là sao?

“Tôi cũng không rõ lý do, nhưng tôi nghĩ đó là chủ ý của văn phòng. Tóm lại có thể nói, tôi là người của nhà sản xuất mà lại quá thân thiết với Akina… Bản thân nói ra cũng thấy lạ, nhưng tôi thật sự rất hợp với Akina. Kiểu như là có cảm nghĩ giống nhau khi cùng nhìn vào một bức tranh... Có lẽ có những người nghĩ rằng điều đó không tốt. Mặc dù chúng tôi có quan hệ tốt, nhưng tôi vẫn sẽ giải thích và nhắc nhở khi cô ấy làm sai. Tôi nghĩ Akina cũng hiểu điều đó và tin tưởng tôi. Tuy nhiên, người quản lý tại điểm làm việc thường bị thay thế. Cho đến “Shojo A” thì đã có khoảng 3 người bị thay đổi rồi. Tôi không rõ lý do, nhưng người đó nói “Lần này tôi đến phụ trách Akina”... Kết quả là, nhân viên quảng bá của công ty thu âm và quản lý của văn phòng có vị trí và vai trò hoàn toàn khác nhau, bản thân Akina hẳn cũng có thái độ khác, nhưng trong mắt văn phòng có lẽ phần nhiều chẳng có gì thú vị.”

Akina cũng từng nói về thời này trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí, “Mỗi ngày đều như một trận đánh. Mà không, cũng không đến mức một trận đánh”. Đặc biệt nhắc về tuổi teen của mình, cô nói “Đối phương đều là những người trưởng thành, nên đầu tiên phía nam giới sẽ phản ứng lại kiểu, tại sao tôi phải bị một đứa nhỏ, hơn nữa lại là con gái, nói cho như thế chứ. Dù cho có lớn đến đâu, người không thể làm thì sẽ không thể làm, người không dùng được thì sẽ không dùng được. Những lúc như vậy tôi nói “Anh đang làm cái gì vậy?”, và bị chỉ trích là kiêu ngạo.”

Chiến dịch các thành phố toàn quốc 300.000 người được lên kế hoạch cho kỳ nghỉ hè đã biến mất một cách ảo diệu, hoặc có thể có lý do đằng sau việc ông Tomioka tạm thời rời khỏi địa điểm làm việc.

“Tôi đã đề xuất chiến dịch vòng quanh các thành phố hơn 300.000 người, đến giờ tôi vẫn nghĩ phương pháp quảng bá vòng quanh cả nước một cách đều đặn sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, vì lịch trình lúc đó của Akina đột nhiên bắt đầu kín, nên hơn cả vấn đề của tôi, thực tế nó chắc chắn không thể thực hiện được. Và bản thân Akina cũng không được khỏe mạnh cho lắm.”

Thế rồi…, “Shojo A” bắt đầu ở vị trí 40 trong lần xuất hiện đầu tiên, đã vươn lên vị trí 24 vào ngày 30/8 sau khi phát hành 1 tháng. Ông Terabayashi Akira (hiện là cố vấn kinh doanh của Avex Entertainment label), người phụ trách quảng bá và sản xuất cho Akina tại Warner, đã gọi ông Tomioka đến.

“Tôi sẽ nói chuyện với phía văn phòng. Đừng bận tâm mấy chuyện khác, anh hãy phụ trách công việc tại hiện trường của Akina.”

Quả đúng là một lời nói quyền lực. Ông Tomioka đã trở lại vị trí người phụ trách quảng bá cho Akina.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 29)

Kỹ năng ca hát và thể hiện cảm xúc giúp nâng cao sự hiện diện!
“Không xuất hiện” trên truyền thông nhưng vẫn được chú ý

zakzak (23.06.2020)


Single thứ 2 “Shojo A” được phát hành vào ngày 28/7/1982, ba tháng sau bài hát debut. Khác hoàn toàn ca khúc debut “Slow Motion”, một Nakamori Akina hát về cảm xúc của thiếu nữ tuổi teen, trong bầu không khí nổi loạn cùng cái nhìn mỉa mai với giọng thứ nhịp 8, đã thu hút sự chú ý ngay lập tức. Không cần phải nói thêm, sức hút của cô ấy không chỉ ở giọng hát mà còn ở khả năng biểu cảm tuyệt vời.

Trái với mức độ được chú ý, “Shojo A” không cho thấy sự biến chuyển như dự tính, khi chỉ đứng vị trí thứ 40 trong lần đầu xuất hiện trên bảng xếp hạng single Oricon vào ngày 9/8.

“Đúng là doanh số của album đầu tiên rất tốt, nhưng cách đối xử với cô ấy quả thật vẫn ở hàng 5~6 trong số những người mới”, đằng sau của việc đó là, “Một số điều trong giới giải trí được quyết định bởi mối quan hệ quyền lực của văn phòng và công ty thu âm. Nếu so Akina với những người mới khác, thì cô không chỉ ít xuất hiện trên tạp chí hơn, mà còn không thể trình diễn trong các chương trình âm nhạc lớn trên truyền hình. Những chuyện này có thể đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số. Tuy nhiên, điều đó ngược lại cũng có một số hiệu quả. Dù sao thì cô ấy vẫn được những khán giả phổ thông đánh giá rất cao. Có rất nhiều khán giả cảm thấy khó hiểu về việc Akina không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Thực tế có vẻ như nhiều người đã trở thành fan thông qua radio và truyền hình cáp hơn là TV. Những từ ngữ như “trong ngành đón nhận” hay “công chúng đón nhận”, có lẽ được sinh ra từ trường hợp của Akina.” (biên tập viên tạp chí thần tượng biết về thời đó)

Trên thực tế, sau khi “Shojo A” được phát hành, ngày càng có nhiều phản hồi từ thanh thiếu niên độ tuổi 10s, 20s, rằng “Bạn có biết Nakamori Akina không?”

Đối với thần tượng mới, tạp chí và chương trình âm nhạc trên truyền hình là phương tiện quảng bá rất quan trọng, nhưng trong trường hợp của Akina, việc “không thể xuất hiện” ngược lại còn gây chú ý, kết quả có lẽ đã gây ra cảm giác thèm thuồng ở khán giả phổ thông “tôi muốn xem”, “tôi muốn nghe cô ấy hát”. Những từ như “hát hay”, “có vẻ kiêu ngạo”, “nổi loạn”, và “đáng yêu” càng làm tăng cao sức thu hút và sự hiện diện của Akina.

Thái độ của Akina đối với “Shojo A”, từ “không muốn hát” ban đầu, tự bao giờ đã thay đổi thành “sẵn sàng hát”. Một người liên quan trong âm nhạc cho biết.

“Cô ấy là người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Một khi đã hát thì sẽ không thể hiện nửa vời. Nhưng có lẽ vì cô ấy quá giàu cảm xúc, hoặc vì theo đuổi sự hoàn hảo quá nhiều, nên cũng phản ánh trạng thái tinh thần trong giọng hát, vì vậy cũng có chút không ổn định trong màn trình diễn. Nhưng Akina cũng biến những điều đó thành điểm thu hút của mình.”

Akina cũng từng nói về tính cách của mình.

“Tôi là kiểu người “thích được khen ngợi”. Khi tôi bị ai nổi giận hay bị nhắc nhở, tôi sẽ cố gắng cho đến khi nào được khen thôi. Vì vậy, ngay từ nhỏ nếu bị mẹ nhắc nhở về cách hát, tôi sẽ cố gắng để tiếp tục hát hay hơn. Tôi nghĩ là mình có thể cố gắng để khắc phục được toàn bộ. Không chỉ trong giọng hát, mà cả về mọi thứ. Tôi muốn được mọi người khen ngợi. Tôi muốn được công nhận.”

Akina khi mới ra mắt đã từng nói “Tôi muốn được mẹ khen ngợi”. Tuy nhiên, mẹ của cô không phải là một “stage mama”(*), mà mọi vấn đề công việc đều được giao phó cho văn phòng và công ty thu âm. Nhưng có lẽ vì không an tâm, nên “Bà thường xuyên đến công ty thu âm và hỏi thăm tình hình của Akina. Có lẽ bà lo lắng vì cơ thể Akina đã yếu từ nhỏ.” (người liên quan trong công ty thu âm)

(*) Người mẹ đồng hành cùng hoạt động nghệ thuật của con, và cư xử như người quản lý.

Tính cách khắc kỷ từ thời thơ ấu của Akina đã thu được thành quả, “Shojo A” dần dần tăng doanh số và thứ hạng, đều đặn leo lên vị trí 38 vào tuần thứ 2 (ngày 16/8), và vị trí 30 vào tuần thứ 3 (ngày 23/8). Trong ngành dần dần có những ý kiến coi những động thái này là hình ảnh người kế thừa của Yamaguchi Momoe.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 28)

Quảng bá “Shojo A” liên kết với album…
Từ bỏ chiến dịch thành phố 300.000 người trên toàn quốc

zakzak (16.06.2020)


Sức hút của Nakamori Akina không chỉ ở giọng hát, mà còn ở khả năng biểu cảm tuyệt vời. Năng lực hóa thân thành nhân vật chính của bài hát nổi bật so với các ca sĩ thần tượng khác.

Về “Shojo A”, ban đầu Akina nhầm tưởng “A” chính là mình nên đã từ chối “không muốn hát”, nhưng đến lúc hát thì vẫn thể hiện một màn trình diễn giàu biểu cảm chỉ có ở Akina.

Urino Masao, người viết lời cho “Shojo A”, đã kể về câu chuyện đằng sau sự ra đời của ca khúc, trong một cuộc phỏng vấn với Oricon (ngày 16/7/2016).

“Lúc đó tôi vẫn còn nghiệp dư. Tôi chưa từng viết lời cho một thần tượng nào cả. “Shojo A” đã có phần lời trước, nhưng giai điệu ban đầu thì khác hoàn toàn với “Shojo A” mà mọi người biết đến bây giờ.”

Ban đầu, đó là một tác phẩm có tên “Lolita” được viết lời cho Sawada Kenji. Nhưng nó bị từ chối. Sau đó, “Nhân viên của Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan) lúc đó rất thích lời bài hát của tôi, nên quyết định sẽ chỉ để lại lời bài hát. Tiếp theo họ giao cho anh Serizawa (Hiroaki) thêm vào phần nhạc mới, nhưng không phải là giao lời của tôi cho anh ấy soạn nhạc, mà là kiểm tra những bản nhạc dự trữ của anh Serizawa. Cuối cùng, đã chọn được 1 bản nhạc có giai điệu hợp với phần lời này.”

Bản nhạc được chọn có tên là “Aoi Chagall no E”, đã có lời rồi, nhưng lời “Shojo A” của Urino hoàn toàn phù hợp.

“Anh Serizawa rất tài năng, nên tôi nghĩ anh đã thay đổi một chút phần điệp khúc được một người nghiệp dư (là tôi) viết.”

“Shojo A” được hoàn thành sau bao lần vừa làm vừa sửa, vào thời điểm đó chắc chẳng ai ngờ nó sẽ trở thành tác phẩm làm nên tên tuổi của Urino.

“Shojo A” được phát hành vào ngày 28/7/1982. Ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện của momo&grapes company), người thuộc bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản của Warner, và phụ trách quảng bá cho Akina, đã lên kế hoạch tăng doanh số bằng cách liên kết với album “Prologue (Jomaku)” được phát hành trước đó. Và cũng thực hiện kỹ lưỡng “Akina Shimbun”, vốn được xuất bản vào thứ 6 hàng tuần cho các cửa hàng băng đĩa, điểm kinh doanh toàn quốc và phương tiện truyền thông từ trước khi debut.

“Nói chung là có rất nhiều nội dung. Tôi vừa thêm ảnh, vừa biên soạn thông tin và cuộc sống thường nhật của Akina. Tất nhiên một mình đảm đương rất vất vả, nhưng cảm nhận sự hưởng ứng tăng lên mỗi ngày, có lẽ đã trở thành nguồn động lực cho tôi. Hơn nữa, album đã nằm trong Best Ten vào lần xuất hiện đầu tiên, nên đương nhiên tôi cũng nghĩ single thứ 2 cũng có thể lọt vào Best Ten. Nhưng cho dù lời mời phỏng vấn từ các tạp chí có tăng lên, thì mảng truyền hình vẫn chưa tốt lắm. Tuy nhiên, vì vẫn xuất hiện trên chương trình “Yanyan Utau Studio” của TV Tokyo như thường lệ, và tất nhiên “Star Tanjou!” (Nippon TV), nên độ nhận diện chắc chắn có tăng lên.”

Trong lúc đó, Tomioka cũng bắt đầu điều chỉnh lịch trình để thực hiện chiến dịch thành phố 300.000 người trên toàn quốc như dự kiến.

“Tôi nghĩ sẽ có hiệu quả nếu lặp lại chương trình quảng bá vòng quanh cả nước một cách đều đặn. Và thời điểm nghỉ hè cũng rất phù hợp… Vậy là, trong 7 thành phố lớn, ví dụ như Hokkaido thì thêm Asahikawa và Hakodate vào Sapporo. Ở Kyushu thì thêm Miyazaki và Kumamoto vào Fukuoka... tôi đã đề xuất một chiến dịch vòng quanh các thành phố với dân số hơn 300.000 người. Tuy nhiên, vì ngày phát hành single đang đến gần nên lịch trình cũng kín hơn, vả lại vào mùa hè, nên chúng tôi phải cân nhắc tình trạng sức khỏe của Akina, cuối cùng chúng tôi đánh giá sẽ rất khó để thực hiện chiến dịch 300.000 người đó. Không còn cách nào khác, nhưng thú thật thì tôi đã rất tiếc.”

“Shojo A” có mặt lần đầu trên bảng xếp hạng Oricon vào ngày 9/8/1982 ở vị trí thứ 40. Số lượng bán ban đầu chỉ 5410 bản. “Đó là một khởi đầu khó khăn về số lượng”.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)