Tuesday, December 8, 2020

Danh khúc City Pop của Nhật Bản phát hành năm 1979, lập thành tích lọt vào TOP10 tại 47 quốc gia!


M-ON! MUSIC NEWS (19.11.2020)

■ Hòa cùng cơn sốt City Pop tại nước ngoài, fan âm nhạc thế giới nhiệt tình quan tâm “Mayonaka no Door/stay with me” của Matsubara Miki

Single debut “Mayonaka no Door/stay with me” của Matsubara Miki được phát hành vào tháng 11/1979, hiện đang là chủ đề nóng trên thế giới.

Dịch vụ Spotify ghi nhận 4,6 triệu lượt nghe trong 1 năm gần nhất, còn Apple Music thu về hơn 1 triệu lượt nghe, chủ yếu ở nước ngoài. Đặc biệt tại Indonesia trong 1 tháng đạt 30.000 lượt, còn ở Thái Lan và Malaysia lượt phát cũng tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, giành vị trí đầu tiên tại 12 quốc gia trong bảng xếp hạng Apple Music J-Pop thế giới, và lọt vào TOP10 tại tổng cộng 47 quốc gia.

Trong những năm gần đây, trong lúc âm nhạc City Pop thập niên 70 - 80 của Nhật đang được ưa chuộng trên thế giới, thì seri playlist chuyên chọn các bài hát từ danh mục nửa sau thập niên 1980 “Otolab” đã giới thiệu “Mayonaka no Door/stay with me” trong playlist đầu tiên của họ “Hitori de Shinmiri Kikitai Shouwa Josei Pops” (Những bản pop nữ thời Showa mà bạn muốn nghe một mình). Khoảng 1 tháng sau khi công bố đã đạt 150.000 lượt nghe tại Mỹ.

Ngay tại Nhật Bản, “Mayonaka no Door/stay with me” cũng được nhiều nghệ sĩ cover lại, như Iwasaki Hiromi, Hirose Kohmi, Nakamori Akina, và Inagaki Junichi v.v… Gần đây, nữ seiyuu nổi tiếng Nakajima Megumi, và Ms.OOJA, Kaze Fujii... cũng cover lại. Ngoài ra vào tháng trước, bắt đầu từ Rainych, YouTuber nổi tiếng người Indonesia đã ra mắt tại Nhật Bản, cũng xuất hiện nhiều nghệ sĩ nước ngoài cover lại bằng tiếng Nhật.

■ Bình luận Yahoo JP

[GC] Đây thật ra là bài hát đáng sợ


GC (17/10/2020)

1. (+98 -10)
Vì có topic bài hát gợi tềnh rồi nên tui lập topic này.
Có bài hát nào tưởng là bình thường nhưng thực chất lại đáng sợ không nhỉ?
Bài “Yoru ni Kakeru” (Tiến vào màn đêm) thì nổi rồi, nhưng “Aoi Kuruma” (Xe hơi màu xanh) với “Robinson” của Spitz thực ra cũng đáng sợ đó.

4. >>1 (+228 -6)
Ủa, hổng phải bài đó vui hả!

5. >>1 (+159 -4)
Bài này đáng sợ sao??

65. >>5 (+175 -5)
Tui tra rồi, sợ rùng mình á.
Bài hát về chàng trai có bạn gái muốn t.ự t.ử, cuối cùng hai người cùng nhau nhảy lầu luôn.

8. >>1 (+313 -9)
Tui thích “Yoru ni Kakeru” lắm, nhưng khi nghe rằng ca từ hát về việc t.ự t.ử của cặp đôi menhera (*người có vấn đề về tinh thần), thì thực sự tui cũng nghĩ vậy đấyw

119. >>8 (+135 -2)
Nếu không đọc “Thanatos no Yuuwaku” (Cám dỗ của Tử Thần) thì dễ tưởng nhầm “cô ấy” là con người lắm.
Tôi thì hiểu rằng “cô ấy” thực ra không hề tồn tại, và anh ta chết một mình.

211. >>8 (+43 -0)
Cô gái,
Là ảo giác mà chàng trai nhìn thấy.
Người mỗi lần đều muốn t.ự s.át, chính là chàng trai.
Điều cuối cùng anh ta quyết tâm làm,
Chính là cùng nhau nhảy xuống.

45. >>1 (+153 -1)
Ca từ của Spitz có nhiều cách hiểu lắm.
Kusano cũng bảo mọi người hãy tự do diễn giải đi, ngay cả với thành viên ổng cũng không giải thích.
Trên mạng có nhiều người hiểu, và nói về ý nghĩa các bài hát của họ.
Tôi nghĩ chỉ có Kusano là biết câu trả lời, hoặc cũng có thể là không.

49. >>1 (+253 -4)
Bồ cũng phải giải thích cho người ta biết lý do tại sao lại nói mấy bài đó đáng sợ chứ.
Đưa ra mỗi cái tiêu đề thì ai biết gì đâu.

82. >>1 (+57 -2)
Tôi nghe suốt từ nửa đêm tới sáng luôn đấy.
Tôi thì không biết bài này, mà nghe người khác hát xong, biết là cover nên đi nghe bản gốc thử.
Bình luận trên YouTube toàn khen ngợi không ha, ở hội thao của bọn nhỏ nhà tôi có mấy bạn học cùng khóa nhảy bài này nữa.

94. >>82 (+93 -2)
Điều thú vị của “Yoru ni Kakeru” chính là, ý nghĩa của ca từ thay đổi trước và sau khi đọc “Thanatos no Yuuwaku”.
Giới trẻ rất thích những bài hát kiểu đào sâu mà.
Dù cho bọn trẻ có biết ý nghĩa thật sự, thì cũng không nghĩ về cái chết của con người đến mức nghe “Yoru ni Kakeru” và nghĩ đến chuyện t.ự t.ử đâu.

Sunday, December 6, 2020

[Dạo chân danh tác] Fuse Akira không muốn hát “Cyclamen no Kahori”


SmartFLASH (16.02.2020)
Tầng 2 một tòa nhà cũ tại Kanda, Tokyo. Đó là một bar nhạc Kayokyoku, nơi các quý ông quý bà tề tựu hàng đêm và cùng nhau thể hiện kho kiến thức thâm sâu của mình. Đêm nay, bài hát ấy lại vang lên từ hệ thống hữu tuyến.

Khách: Ô, đoạn nhạc mở đầu này… là “Cyclamen no Kahori” (Hương hoa anh thảo) có câu mở đầu “Mawatairo Shita” (màu bông) của Fuse Akira. Ôi cái giọng hát dày dặn này! Cảm giác như hát lên hết cảm xúc vậy!

Chủ quán: Đó là danh khúc tiêu biểu của Nhật Bản, đã đoạt giải Record Award năm 1975 đấy. Nhưng, bản thân anh ấy lại không muốn hát nó.

Khách: Sao lại thế?

Chủ quán: Lời và nhạc do Ogura Kei bên folk viết. Nói tới năm 1975, đó là lúc cơn sốt folk đã kết thúc, nên anh ấy cảm thấy như “Đến giờ mới hát bài này sao?” vậy.

Hơn nữa, từ lúc debut đã 10 năm, lúc này Fuse Akira mang nhiều mặc cảm. Nghe nói vì không được học hành âm nhạc bài bản, nên anh ấy bị các back musician xem thường.

Khách: Hảa, tôi không biết đấy.

Chủ quán: Bởi vậy, văn phòng đã yêu cầu anh ấy “Tôi muốn anh nghỉ hoạt động nghệ thuật ít lâu để đi học”. Phía văn phòng hứa rằng “Hết cách rồi, anh hát thêm 2 bài thì nghỉ nhé”, và bài hát được cung cấp ngay sau đó chính là “Cyclamen no Kahori”.

Bản thân Fuse Akira đã thu âm bài này với suy nghĩ “Bài này chả bán được đâu”, và anh biết đấy, nó đã trở thành bài hit triệu bản ôm cả loạt giải thưởng âm nhạc!

Khách: Cuộc đời không ai biết trước được điều gì nhỉ.

Chủ quán: Anh ấy bận đến mức chỉ nghỉ được 7 ngày vào năm sau đó.

Nhân tiện thì, Fuse Akira đã debut nhờ xuất hiện tại chương trình thử giọng “Hoihoi Music School” (Nihon TV), và ban nhạc hỗ trợ khi đó là Drifters đấy.

Khách: Ikariya Chosuke chơi bass, Kato-chan chơi trống! Đúng là một câu chuyện sâu sắc ha (cười).

Ô, bài hát tiếp theo là…

Viết / Yasuno Toshihiko
Nhà văn phát thanh phụ trách “Good! Morning” (TV Asahi)... Đang kinh doanh “80-nendai Sakaba Bushitsu” (CLB bar thập niên 80) tại Kanda.
Tham khảo: Phát thanh văn hóa “Kunimaru Japan Kiwami” (29/1/2020)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 47)

Câu chuyện chuyển việc “Hummingbird” không thể ngừng lại.
“Tiếng nói quyền lực” của văn phòng trực thuộc cũng không lên tiếng…
Director đổi ý ở lại.

zakzak (10.11.2020)

“1/2 no Shinwa” giành hạng 1 trong lần đầu xuất hiện trên bảng xếp hạng single Oricon (ngày 7/3/1983). Đây là thành tích đầu tiên của Akina với single thứ 4. Trong số những người được gọi là “Hana no 82-nen gumi” hiện nay, một Akina từng đứng “hàng 6, 7” thời debut đã nhảy lên hàng top idol.

Tuy nhiên, sự nổi tiếng đó lại trở thành tai họa. Cô rơi vào tình thế bị sử dụng làm “công cụ xung đột” tại Warner Pioneer (hiện là Warner Music Japan). Tanaka Yoshiakira (hiện hoạt động viết lách dưới tên “Sawasato Yuuji”), người phụ trách quảng bá cho Akina sau Tomioka Nobuo tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản, nhớ lại.

“Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ việc nhân sự cấp cao phụ trách sản xuất âm nhạc Nhật Bản bị đẩy vào tình thế từ chức. Ông ấy đề xuất với đội ngũ sản xuất, quảng bá, kinh doanh chủ lực rằng “Hãy cùng nhau thành lập công ty thu âm mới”. Ban đầu producer và director phụ trách Akina cũng đồng thuận, và có vẻ producer đã thương lượng với văn phòng của Akina. Chúng tôi chẳng được báo gì về Akina cả, vài người dưới trướng ông ấy dường như đã âm thầm hành động. Anh Tomioka cũng vì muốn đương đầu những thử thách mới mẻ mà chuyển đi, nên tôi nghĩ anh ấy rất ngạc nhiên khi nghe về tin tiến hành chuyển nhượng Akina sau đó. Có lẽ vị lãnh đạo nghĩ rằng nếu nhổ theo tận rễ những nhân viên cốt cán của Akina, thì tự nhiên Akina cũng sẽ đi theo. Nhưng cơ bản là, họ đã ngây thơ khi bỏ qua ý định của tổng phụ trách sản xuất quảng bá của Akina, anh Terabayashi (Akira) (hiện là cố vấn kinh doanh của Avex label). Anh Terabayashi có được lòng tin của mẹ Akina, và dường như bà không muốn Akina bị kéo vào cuộc náo động.”

Tất nhiên Tanaka cũng được nói về việc thuyên chuyển. Công ty thu âm mới “Hummingbird” (sau này là “Mycal Hummingbird”) là trung gian của công ty quảng cáo Tokyu Agency, và do công ty bán lẻ tổng hợp “Nichii” (sau này là Mycal, hiện là Aeon Retail) đầu tư vốn.

“Về phần tôi, ban đầu tôi và anh Urino Masao là copywriter của CBS Sony (hiện là Sony Music Entertainment) tại Tokyu Agency International (hiện là Frontage), vốn là công ty con của Tokyu Agency, sau đó được chuyển đến Warner, nên thú thật rất phức tạp. Đó cũng là một trong những lý do khiến tôi từ chối. Tất nhiên tôi cũng có hoài nghi về chuyện thay đổi công việc đi theo sếp…”

Vị nhân sự cấp cao cũng thăm dò ý tứ của Terabayashi. Tuy nhiên, dù thế nào ông cũng không chấp nhận việc chuyển nhượng Akina có liên quan đến thành lập công ty thu âm mới. Vì thế, nghe nói họ đã bị từ chối thẳng thừng khi ông đi xác nhận với văn phòng trực thuộc “Có chuyện như vậy không”.

Terabayashi cho biết, “Chỉ mới năm thứ 2 Akina ra mắt, và đây là thời điểm quan trọng nhất. Chúng tôi đã lên chiến lược và concept kỹ càng từ trước khi ra mắt, tuy nhiên nếu thuyên chuyển thì thành ra bỏ dở tất cả giữa chừng. Dù sao, tôi có ý nghĩ mạnh mẽ rằng, tôi nên tạo ra “thương hiệu Akina” tại Warner”.

Tuy nhiên, điều kiện để thành lập “Hummingbird” dường như là việc chuyển Akina, và những bánh răng một khi đã di chuyển đã không thể ngừng lại. Tanaka nói.

“Tôi nghĩ chuyện chuyển việc có muốn cũng không thể rút lại. Tuy nhiên, đó là chuyện chỉ được quyết định nếu văn phòng xem xét “cho chuyển”. Nhưng chắc rằng lời đó đã không được thốt ra. Kết quả, producer chuyển đến công ty mới, nhưng director đã quay ngoắt và từ bỏ việc rời công ty”.

Đã giản lược xưng hô (phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 46)

“1/2 no Shinwa” đạt thành tích hạng 1 trong lần đầu xuất hiện trên bảng xếp hạng Oricon.
Công ty thu âm mới thành lập…
Tâm điểm chú ý và kỳ vọng.

zakzak (04.11.2020)

Nakamori Akina liên tiếp giành những thắng lợi lớn, nhưng nội bộ của Warner Pioneer (hiện là Warner Music Japan) vẫn đắn đo về Akina. Một người phụ trách bán hàng rõ về thời đó cho biết.

“Việc một số nhân sự cấp cao thành lập công ty thu âm hoàn toàn mới tách biệt với Warner, nói ngắn gọn thì giống như một cuộc đảo chính vậy.”

Nhân sự cấp cao phụ trách bộ phận âm nhạc Nhật Bản đã gây nên tình thế có thể xem là cuộc đảo chính này, nhưng thật ra đến cả nhà sản xuất và đạo diễn phụ trách Akina cũng tham gia.

“Đó là cuộc nổi loạn của những nhân sự cấp cao xuất thân từ Pioneer, những người bất mãn với Warner Bros của Mỹ đang nắm quyền lãnh đạo. Tuy nhiên, thực tế nếu Akina không nổi tiếng, có lẽ điều đó đã không xảy ra.” (người phụ trách bán hàng nói trên)

Công ty thu âm mới là “Hummingbird” (sau này là Mycal Hummingbird). Công ty quảng cáo lớn “Tokyu Agency” giữ vai trò cầu nối, và công ty bán lẻ tổng hợp “Nichii” (sau này là Mycal, hiện là Aeon Retail) phát triển các siêu thị chủ yếu ở Osaka đầu tư vốn 70%.

“Tokyu Agency muốn có công ty thu âm của riêng mình. Nhưng do quan hệ với CBS Sony (nay là Sony Music Entertainment) nên không thể thành lập độc quyền được. Tuy nhiên, với tư cách công ty quảng cáo thì rõ ràng sự hiện diện của Akina rất hấp dẫn.” (người liên quan với Warner)

Tomioka Nobuo của bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản, người phụ trách quảng bá cho Akina cho biết “Tôi chẳng nghe gì về việc chuyển nhượng Akina, mà ngay từ đầu tôi cũng không biết đã nói chuyện với ai. Tuy nhiên, tôi nhớ rằng Tanaka (Yoshiakira) (người phụ trách quảng bá cho Akina trước khi phát hành “1/2 no Shinwa”) cũng được gọi đến, và anh ấy đã bảo rằng “làm sao đây?”, ở Shibuya Public Hall thì phải. Về phía tôi, xét về tuổi tác nên đương nhiên cũng nghĩ đến việc độc lập, nên tôi đã không ngần ngại rời khỏi công ty.”

Rốt cuộc, Tomioka đã rời Warner mà không đợi đến khi phát hành “1/2 no Shinwa”, và quyết định chuyển đến Hummingbird, nhưng Tanaka vẫn ở lại Warner.

Tomioka chuyển đến Hummingbird, rời khỏi Akina và bắt đầu tiến tới việc ra mắt Kudoh Youki (trưởng nữ của ca sĩ Izawa Hachiro), người được chiêu mộ tại Shibuya, Tokyo. Tuy nhiên Hummingbird vẫn tiếp tục kiên trì bí mật thương lượng về việc chuyển nhượng Akina, như là nhiệm vụ lớn nhất của họ.

“Tôi nghĩ điều kiện để đầu tư là chuyển nhượng Akina. Chính vì thế, trước hết họ cho thuyên chuyển đội ngũ sản xuất, quảng bá, và kinh doanh đã phụ trách Akina từ khi debut. Producer phụ trách sản xuất cho Akina bị thuyết phục ngay từ đầu, nhưng director dường như đã rất phân vân.” (người liên quan với Warner nói trên)

Mặt khác, single thứ 4 của Nakamori Akina tiếp sau “Second Love”, cũng là single đầu tiên của năm 1983 “1/2 no Shinwa” được phát hành vào ngày 23/2. Lạ thay đó cũng là ngày thành lập của Hummingbird.

Đã có sự cố thay đổi tiêu đề ban đầu là “Furyou 1/2” ngay trước khi phát hành, nhưng “Cô ấy là thần tượng tiêu biểu của năm 1982, nên tất nhiên nó được phát hành trong sự chú ý và kỳ vọng”, Tanaka, người phụ trách quảng bá Akina thay cho Tomioka, nói.

Ngay từ ngày phát hành, Warner đã tràn ngập đơn hàng tồn đọng từ các cửa hàng băng đĩa trên toàn quốc. Kanou Yoshio, giám đốc điều hành cửa hàng băng đĩa “Gobangai” tại Ikebukuro, Tokyo vào thời điểm đó, nhớ lại.

“Tôi còn nhớ, đó là một tân binh tuyệt vời. Khả năng ca hát và biểu cảm không ai khác có thể sánh bằng. Tôi nghĩ e rằng cô ấy hát bài gì cũng sẽ bán chạy, nhưng chiến lược xen kẽ phong cách ballad và nổi loạn rất tuyệt vời. Từ năm 1982 đến 1983, việc cho ra mắt các ca khúc thể loại khác nhau như “Second Love” và “1/2 no Shinwa”, đã thúc đẩy doanh số bán đĩa.”

Kết quả là, lần đầu tiên Akina giành được vị trí số 1 trong lần đầu xuất hiện trên bảng xếp hạng single Oricon với “1/2 no Shinwa”.

(đã giản lược xưng hô, phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

Thursday, November 19, 2020

[Dạo chân danh tác] “Kanzen Muketsu no Rock'n' Roller” của Aladdin là “nhất khúc nhập hồn”


SmartFLASH (31.01.2020)
(*)“nhất khúc nhập hồn”: Dồn hết tâm hồn vào một bài hát.

Tầng 2 một tòa nhà cũ tại Kanda, Tokyo. Đó là một bar nhạc Kayokyoku, nơi các quý ông quý bà tề tựu hàng đêm và cùng nhau thể hiện kho kiến thức thâm sâu của mình. Đêm nay, bài hát ấy lại vang lên từ hệ thống hữu tuyến.

Khách: Ô, đoạn nhạc mở đầu này… là “Kanzen Muketsu no Rock'n' Roller” (Rock'n' Roller hoàn mỹ) của nhóm Aladdin, cái bài bắt đầu bằng câu “Orette Big?” ấy nhỉ. Là bài hát độc đáo nhất trong lịch sử Grand Prix của Yamaha Popcon (Popular Song Contest) đấy.

Chủ quán: Vâng, bài hát đã tỏa sáng tại Grand Prix mùa thu năm 1981. Nhưng có không ít ý kiến rằng “Đừng có trao Grand Prix cho một bài hát bỡn cợt vậy chứ!”.

Khách: Đúng vậy. Vì Popcon là “Koshien của âm nhạc” đã sản sinh ra Nakajima Miyuki và Twist mà.

Chủ quán: Chính vì đó là Koshien, nên quả thật đối với thủ lĩnh Takahara Kei của Aladdin, bài hát lại càng là “một ca khúc nhập thần” thay vì “một cú ném nhập thần” đấy.

Trước đó họ đã xuất hiện tại Popcon 10 lần nhưng đều không có kết quả, họ hướng đến lần đại hội này với tâm thế không còn đường lui. Nghĩ rằng nếu không để lại ấn tượng sẽ không thắng nổi, nên họ đã dồn hết tài năng vào ca khúc này. Ví dụ, đoạn nói chuyện bằng giọng trầm ở đoạn intro, và giọng cao rít khi hát hoàn toàn khác nhau.

Khách: Phải phải.

Chủ quán: Sau này anh ấy cho biết “Tôi nhắm đến sự khác biệt, bằng cách sử dụng phù hợp giữa giọng thấp nhất và cao nhất của mình”. Đoạn đầu là trích dẫn hài “Snakeman Show” của Ibu Masatou, đưa vào điệu bắt nhịp của Akita Ondo, và điệp khúc là Yokohama Ginbae đó.

Khách: Intro ấn tượng, điệp khúc bắt tay, những câu gọi đáp với dàn đồng ca nữ, cảm giác sống động tuyệt vời, rõ là một bài hát như lật đổ hộp đồ chơi vậy.

Chủ quán: Trong cuộc đấu bằng tính ấn tượng này, họ đã giành được Grand Prix một cách ngoạn mục.

Khách: Tuy nhiên, sau đó lại không kéo dài lâu nhỉ.

Chủ quán: Anh ấy cũng thừa nhận điều đó, và thành thật nói rằng “Tôi đã cược tất cả vào ca khúc này, nên sau đó tôi chẳng còn mục tiêu hay chiến lược nào cả”.

Khách: Hóa ra đó là lý do nó được gọi là “một ca khúc nhập thần” nhỉ. Đến giờ tôi vẫn còn lẩm nhẩm hát theo, chỉ vì tính ấn tượng của nó ha.
Ô, bài hát tiếp theo là…

■ Viết / Yasuno Toshihiko
Nhà văn phát thanh phụ trách “Good! Morning” (TV Asahi)... Đang kinh doanh “80-nendai Sakaba Bushitsu” (CLB bar thập niên 80) tại Kanda.

Tài liệu tham khảo: “Shouwa 40-nen Otoko Vol.34” (Crete Publishing) 

Wednesday, November 18, 2020

[Dạo chân danh tác] “Machibuse” của Ishikawa Hitomi là ca khúc đã “mai phục” 4 năm.


SmartFLASH (24.01.2020)
Tầng 2 một tòa nhà cũ tại Kanda, Tokyo. Đó là một bar nhạc Kayokyoku, nơi các quý ông quý bà tề tựu hàng đêm và cùng nhau thể hiện kho kiến thức thâm sâu của mình. Đêm nay, bài hát ấy lại vang lên từ hệ thống hữu tuyến.

Khách: Ô, đoạn nhạc mở đầu này… là “Machibuse” (Mai phục) của Ishikawa Hitomi. “Em luôn thích anh tận sâu trong tim mình”, nếu nghe hoài thì sợ thật ha, thời nay sẽ bị gọi là bám đuôi đó.

Chủ quán: Bài này vốn được Yuming cung cấp cho Miki Seiko làm single debut vào năm 1976, phiên bản của Miki cũng có vị lắm. 5 năm sau Ishikawa Hitomi hát và gây tiếng vang lớn, nhưng anh có biết, thật ra cô ấy đã “mai phục” ca khúc này suốt 4 năm không?

Khách: Là thế nào vậy?

Chủ quán: Ishikawa Hitomi từ nhỏ đã muốn trở thành ca sĩ, cô theo học học viện âm nhạc ở Nagoya, và xuất hiện trong chương trình “Kimi Koso Star da!” (Chính bạn là Ngôi sao!) (FujiTV). Khi tốt nghiệp trung học, cô ấy đã thuyết phục bố mẹ rằng “Xin hãy cho con được cố gắng, trong 4 năm”, và đi đến Tokyo.
Hoạt động giải trí từ đầu rất thuận lợi, cô ấy sớm ra mắt với vai trò ca sĩ, năm sau đó còn tham gia lồng tiếng trong “PurinPrin Monogatari” của NHK…

Khách: Tôi có xem “PurinPrin Monogatari”! Bonbon, Osage, Kaseijin, Monkey đi vòng quanh thế giới để tìm kiếm quê hương đấy nhỉ.

Chủ quán: Anh nhớ rõ đấy. Nhưng đến năm thứ 3 thì cô ấy bắt đầu mất kiên nhẫn “Cứ thế này hoài thì tệ thật”. Lý do là, cô ấy không có bài hit.

Khách: Ừ nhỉ, tôi chẳng hề biết cô ấy đã hát gì trước “Machibuse” cả.

Chủ nhân: Không có bài hit, mà thời hạn 4 năm đang đến gần!
Vì vậy, vừa đúng sau bài hát gốc thứ 10, cô ấy đã định bỏ làm ca sĩ nếu như lần này không bán chạy. Và “Machibuse” đã đến như là ca khúc ứng cử cho single.

Khách: Xuất hiện rồi, bài hát định mệnh!

Chủ quán: Đúng, thực tế, đây quả là bài hát định mệnh, vì lần đầu nghe nó trong bài học ở trường âm nhạc từng theo học, cô ấy đã mê mẩn đến mức chạy đi mua đĩa ngay trong ngày hôm ấy.
Thế nên, cô ấy đã thu âm nó với tâm lý rằng, cho dù “Machibuse” có không bán chạy và sự nghiệp ca sĩ kết thúc, cô ấy cũng không hối tiếc. “Machibuse” là ca khúc đã giữ chân cô ấy ở lại thế giới giải trí, đến bây giờ cô ấy vẫn rất thích hát nó.

Khách: Trùng hợp thật, một ca khúc đã “mai phục” suốtttt 4 năm ư. Ô, bài hát tiếp theo là…


■Viết / Yasuno Toshihiko
Nhà văn phát thanh phụ trách “Good! Morning” (TV Asahi)... Đang kinh doanh “80-nendai Sakaba Bushitsu” (CLB bar thập niên 80) tại Kanda.

Tài liệu tham khảo: “Shouwa 40-nen Otoko Vol.48” / “Ijuuin Hikaru to Rajioto” (TBS Radio, phát sóng ngày 10/10/2018)

[SONG] 霧笛が俺を呼んでいる - 赤木圭一郎 ◆ Muteki ga Ore wo Yondeiru (1960) - Akagi Keiichiro


Akagi Keiichiro (1939), tên thân mật “Tony”, khởi nghiệp diễn viên vào năm 19 tuổi trong bộ phim điện ảnh do Ishihara Yujiro đóng chính “Kurenai no Tsubasa”, trong vai diễn quần chúng Akatsuka Chikahiro, cũng là tên thật của anh.

Akagi đã tham gia 26 bộ phim trong sự nghiệp 3 năm ngắn ngủi của mình. Trong đó đóng chính hơn 20 bộ phim hành động, nổi bật là series “Kenju buraichou” và “Muteki ga Ore wo Yondeiru”, được gọi là “người đàn ông thứ 3” với tư cách diễn viên hành động của Nikkatsu, sau Kobayashi Akira (Might Guy) và Ishihara Yujiro (Tough Guy). Anh cũng được gọi là “James Dean Nhật Bản” vì vẻ ngoài của mình.

Vào vai chàng thủy thủ nhiệt huyết từ thời niên thiếu trong “Muteki ga Ore wo Yondeiru” (1960), anh được đánh giá là “diễn viên của Nikkatsu hợp nhất trong hình ảnh thủy thủ”. Anh cũng được trao giải Élan d'or dành cho người mới vào năm 1960.

Akagi qua đời ở tuổi 21 (1961) vì một tai nạn trên trường quay “Gekiryuu ni Ikiru Otoko”, khi anh thế vai cho Ishihara Yujiro đang bị thương.

Về sự nghiệp ca sĩ, kể từ bộ phim “Kenju burai-cho Nuki uchi no ryu”, Akagi đã tự mình hát các ca khúc chủ đề phim và có nhiều bài hit. Các bản thu âm lúc còn sống gồm tổng cộng 25 ca khúc.

霧笛が俺を呼んでいる - 赤木圭一郎
Muteki ga Ore wo Yondeiru - Akagi Keiichiro
“Tiếng còi sương mù đang gọi tôi”

作詞:水木かおる
作曲:藤原秀行
Lời: Mizuki Kaoru / Nhạc: Fujiwara Hideyuki

霧の波止場に 帰って来たが
待っていたのは 悲しいうわさ
波がさらった 港の夢を
むせび泣くよに 岬のはずれ
霧笛が俺を 呼んでいる
kiri no hatoba ni kaettekita ga
matteita no wa kanashii uwasa
nami ga saratta minato no yume wo
musebinaku yo ni misaki no hazure
muteki ga ore wo yondeiru
Tôi trở về bến cảng lúc sương mù
Chờ đợi tôi là một tin đồn buồn bã
Cơn sóng cuốn sạch giấc mơ nơi bến cảng
Tiếng còi sương mù đang gọi tôi
Khóc nức nở ngoài xa mũi đất
錆びた錨に からんで咲いた
浜の夕顔 いとしい笑顔
きっと生きてる 何処かの町で
さがしあぐねて 渚にたてば
霧笛が俺を 呼んでいる
sabita ikari ni karande saita
hama no yuugao itoshii egao
kitto ikiteru doko ka no machi de
sagashi agunete nagisa ni tateba
muteki ga ore wo yondeiru
Đóa hoa muống biển nở vương trên mỏ neo hoen gỉ
Gương mặt tươi cười thân yêu,
Chắc chắn vẫn đang sống, nơi thành phố nào đó
Tiếng còi sương mù đang gọi tôi
Nếu tôi đứng bên bờ biển, mệt mỏi vì tìm kiếm
船の灯りに 背中を向けて
沖をみつめる 淋しいかもめ
海で育った 船乗りならば
海へ帰れと せかせるように
霧笛が俺を 呼んでいる
fune no akari ni senaka wo mukete
oki wo mitsumeru sabishii kamome
umi de sodatta funanori naraba
umi e kaere to sekaseru you ni
muteki ga ore wo yondeiru
Quay lưng lại với ánh đèn tàu,
Con mòng biển buồn bã nhìn chăm chú ra khơi xa
Nếu là một thủy thủ lớn lên trên biển
Tiếng còi sương mù đang gọi tôi
Thúc giục tôi nhanh trở về biển cả.

[SONG] Stand by me, Stand by you. (2020) - 平井 大 ◆ Hirai Dai


Lời: EIGO (ONEly Inc.), Hirai Dai
Nhạc: Hirai Dai

今日はキミの寝顔見てから
眠るって決めていたのに
気づけばキミの腕の中で寝てた
kyou wa kimi no negao mitekara
nemuru tte kimeteita noni
kidukeba kimi no ude no naka de neteta
Hôm nay anh đã định rằng,
Sẽ ngủ sau khi nhìn thấy gương mặt em say giấc,
Nhưng khi nhận ra thì mình đang ngủ trong vòng tay em rồi.
「行ってくるね」と手を振るボク
キミは決まってかざすピースサイン
んー、やっぱりキミには勝てないみたい
“ittekuru ne” to te wo furu boku
kimi wa kimatte kazasu peace sign
n-, yappari kimi ni wa katenai mitai
Anh vẫy tay bảo “Anh đi nhé”
Y như rằng em giơ tay lên làm dấu hiệu chữ V
Ừm, quả thật anh dường như chẳng thể thắng nổi em
探していたんだずっと
もう迷わない ここからはじめよう
sagashite itanda zutto
mou mayowanai koko kara hajimeyou
Anh đã luôn tìm kiếm bấy lâu nay,
Thôi không do dự nữa, anh sẽ bắt đầu từ đây
これは 75億分の一人と
一人が出会って恋に落ち
そして当たり前のようにキスする
ありきたりな話さ
一人は出来の悪い男で
もう一人はお転婆なプリンセス
男が言う 'キミと出会う為にボクは生まれてきた'
kore wa 75 oku bun no hitori to
hitori ga deatte koi ni ochi
soshite atarimae no you ni kisu suru
arikitari na hana sa
hitori wa deki no warui otoko de
mou hitori wa otenba na princess
otoko ga iu “kimi to deau tame ni boku wa umaretekita”
Đây là một người gặp gỡ và phải lòng
Với một người trong số 7.5 tỷ
Và trao nhau nụ hôn như một lẽ tất nhiên
Một câu chuyện thường tình
Một người là gã trai hư
Còn một người là nàng công chúa tinh nghịch
Người con trai nói “Anh sinh ra là để gặp em”
Baby stand by me
I will stand by you
(Baby hãy luôn bên cạnh anh
Anh sẽ luôn cận kề cùng em)
いつもは興味ないふりして
不意に仕事 褒めるキミが好き
これなら一生がんばれそうさ
itsumo wa kyoumi nai furishite
fui ni shigoto homeru kimi ga suki
kore nara isshou ganbare sou sa
Anh thích em, người lúc nào cũng giả vờ không quan tâm
Rồi đột nhiên ngợi khen anh trong công việc
Chỉ như thế, anh dường như có thể cố gắng cả đời
気づかれないように手を抜く
ダメなボク見つけ叱るキミも好き
んー、一生キミに勝つのは無理だ
kidukarenai youni te wo nuku
dame na boku mitsuke shikaru kimi mo suki
n- , isshou kimi ni katsu no wa muri da
Anh làm qua loa để không bị nhận ra
Anh cũng thích em, đã mắng khi thấy được mặt chưa tốt của anh
Ừm, cả đời này anh chẳng thể thắng nổi em
憧れていたんだずっと
やっと手に入れたこの幸せ 離さない
akogarete itanda zutto
yatto te ni ireta kono shiawase hanasanai
Anh đã luôn mong ước bấy lâu nay,
Niềm hạnh phúc cuối cùng anh đã có được, anh sẽ không buông tay
それは 75億分の一人と
一人が出会って恋に落ち
家族になり愛を深め歳をとる
ありきたりな話さ
一人は出来の悪い白髪で
もう一人は永遠のプリンセス
二人は言う '生まれ変わってもまた一緒になろう'
sore wa 75 oku bun no hitori to
hitori ga deatte koi ni ochi
kazoku ni nari ai wo fukame toshi wo toru
arikitari na hana sa
hitori wa deki no warui shiraga de
mou hitori wa eien no princess
futari wa iu “umare kawattemo mata issho ni narou”
Đấy là một người gặp gỡ và phải lòng
Với một người trong số 7.5 tỷ
Trở thành gia đình, yêu sâu đậm rồi già đi
Một câu chuyện thường tình
Một người là lão già hư hỏng với mái tóc bạc phơ
Còn một người mãi mãi là nàng công chúa
Hai người nói “Dù kiếp sau, chúng ta sẽ lại ở bên nhau”
これは 75億分の一人と
一人が出会って恋に落ち
そして当たり前のようにキスする
ありきたりな話さ
一人は出来の悪い男で
もう一人はお天馬なプリンセス
男が言う 'キミと出会う為にボクは生まれてきた'
kore wa 75 oku bun no hitori to
hitori ga deatte koi ni ochi
soshite atarimae no you ni kisu suru
arikitari na hana sa
hitori wa deki no warui otoko de
mou hitori wa wo tenbana princess
otoko ga iu “kimi to deau tame ni boku wa umaretekita”
Đây là một người gặp gỡ và phải lòng
Với một người trong số 7.5 tỷ
Và trao nhau nụ hôn như một lẽ tất nhiên
Một câu chuyện thường tình
Một người là gã trai hư
Còn một người là nàng công chúa tinh nghịch(*)
Người con trai nói “Anh sinh ra là để gặp em”
Baby stand by me
I will stand by you

Baby stand by me

(*) お転婆 (tinh nghịch, ngổ ngáo) ở đoạn đầu được sửa thành chữ kanji có cùng cách đọc là お天馬 (thiên mã, ngựa có cánh) ở đoạn này.

Bình luận youtube

[SONG] きらきらにひかる - いきものがかり ◆ Kirakira ni Hikaru (2020) - Ikimonogakari


“Tỏa sáng lấp lánh”


Nhạc và Lời: Mizuno Yoshiki

Bạn ơi đừng quên nhé
Rằng trong nỗi buồn, bạn đừng một mình đơn độc
Hãy ôm chầm lấy ai đó

Những giọt nước mắt
Đang tỏa sáng lấp lánh của bạn
Sẽ kết nối những nguyện ước thành lời

Có những nỗi đau không thể xóa nhòa, dù ta đã dang tay giúp đỡ
Tôi đã sẵn sàng vì chúng ta chẳng thể hiểu nhau
Lòng chúng ta chắc rằng không thể hòa thành một
Vì thế tôi quyết định sẽ ở bên cạnh bạn, chỉ vậy mà thôi

Nhìn lên bầu trời đêm, những ngôi sao đang nhảy múa
Bao nhiêu... điều ước... đã tan biến rồi?

Và một ngày, giọng nói kia sẽ giúp được ai đó
Thế nên hãy ân cần
Cho đến khi có thể thay đổi ngày mai

Những giọt nước mắt
Đang tỏa sáng lấp lánh của bạn
Rồi sẽ kết nối những nguyện ước thành lời

Sự đúng đắn có thể cứu giúp được ai
Dẫu cho những cảm xúc không thể nhặt lên nhiều đến thế này
Dù có phạm sai lầm, ánh sáng của con người
Sẽ mang những kẻ khác biệt chúng ta xích lại gần nhau, chỉ vậy mà thôi

Nhìn lên bầu trời đêm đang dần sáng hơn
Bao nhiêu... điều ước... đã được sinh ra?

Không mỉm cười cũng được
Không vui vẻ cũng chẳng sao
Vì tiếp tục sống chính là
Điều duy nhất thuộc về bạn

Va mình vào cơn gió
Cứ giữ ánh mắt ấy
Nhất quyết đừng từ bỏ
Việc tìm kiếm yêu thương

Hãy ngẩng đầu lên nào

Ngước nhìn lên thì thầm với trời đêm
Nguyện ước ơi... hãy tỏa sáng... thật nhiều

Dẫu ta được sinh ra
Kết nối cùng với tình yêu thương
Nhưng tại sao chúng ta
Lại dần dần cách biệt

Con người chân thật của bạn
Đang lấp lánh tỏa sáng
Đừng để nó phải đơn độc một mình
Hãy ôm chầm lấy ai đó

Dù bao nhiêu lần như thế
Dù biết bao lần như thế
Rồi sẽ truyền đạt được thôi
Rồi chúng ta sẽ kết nối được thôi

Rồi sẽ truyền đạt được thôi
Rồi chúng ta sẽ kết nối được thôi

■Bình luận YT

Monday, November 16, 2020

[SONG] 『恋人への手紙』チューリップ ◆ Koibito e no Tegami (1977) - TULIP

“Lá thư gửi người tôi yêu”

作詞/作曲: 財津和夫
Nhạc và Lời: Zaitsu Kazuo

恋人よもう眠った頃かい
koibito yo mou nemuta koro kai
僕は今 都会の片隅
boku wa ima tokai no katasumi
荷物を片ずけ やっと落ちつき
nimotsu wo katazuke yatto ochitsuki
タバコふかして手紙書いてる
tabako fukashite tegami kaiteru
Em yêu, giờ này em đã ngủ chưa
Anh bây giờ, đang ở một góc phố thị thành
Thu xếp hành trang, và cuối cùng cũng bình tâm lại
Anh đang hút thuốc, và biên lá thư này cho em
汽車を待つあいだ お茶飲んだ
kisha wo matsu aida ocha nonda
君とよく通ったあの店
kimi to yoku kayotta ano ten
マッチに見つけた ふるさとの文字
macchi ni mitsuketa rurusato no moji
君は何故 ここにいない
kimi wa naze koko ni inai
Ngồi uống trà trong lúc đợi tàu
Nơi quán nước anh vẫn cùng em lui tới ấy
Anh tìm thấy trên hộp diêm, những dòng chữ của quê nhà
Cớ vì sao, nơi này lại chẳng có em
この赤いマッチ箱の中 つまってた二人の思い出
kono akai macchi hako no naka tsumatteta futari no omoide
今残るこの一本だけを手紙につめておくるよ
ima nokoru kono ippon dake wo tegami ni tsumete okuru yo
Trong chiếc hộp diêm màu đỏ, đong đầy kỷ niệm giữa đôi ta
Anh sẽ bỏ kèm theo thư một que diêm còn sót lại
恋人よ この手紙が着く頃
koibito yo kono tegami ga tsuku koro
僕はもう 仕事のなかだろう
boku wa mou shigoto no naka darou
文字に触れても 涙は流すな
moji ni furetemo namida wa nagasu na
僕は笑って 汗を流してる
boku wa waratte ase wo nagashiteru
Em yêu, khi lá thư này đến tay em
Có lẽ anh đang làm việc rồi
Em đừng khóc khi chạm tay vào những dòng thư này nhé
Anh vẫn đang tươi cười mà đổ mồ hôi
月明かりに 揺れてるように
tsuki akari ni yureteru you ni
窓ごしに浮かぶツユクサよ
mado goshi ni ukabu tsuyukuse yo
君を抱いて目覚めた窓辺にも
kimi wo idaite mezameta madobe ni mo
ツユクサが青く揺れてた
tsuyukuse ga aoku yureteta
Nhành lộ thảo nhấp nhô bên cửa sổ
Tựa hồ như xao động dưới ánh trăng
Bên bậu cửa sổ nơi anh từng tỉnh giấc ôm chầm lấy em
Đóa lộ thảo cũng đung đưa xanh biếc
何もかもうまくゆくなんて そんな恋は信じたくない
nanimo kamo umaku yuku nante sonna koi wa shinjitakunai
今はただこのツユクサのように
ima wa tada kono tsuyukusa no you ni
季節を君に伝えよう
kisetsu wo kimi ni tsutaeyou
Một tình yêu mà mọi thứ đều tốt đẹp
Anh chẳng muốn tin vào tình yêu như thế đâu
Chỉ là giờ đây anh muốn gửi đến em
Một mùa tựa nhành lộ thảo này thôi

[SONG] Untouchable Love - 高野洸 (2020) ◆ Takano Akira


(Nằm trong single thứ 3 “YOUR STORY” phát hành ngày 4/3/2020)

Lời: Hayato Yamamoto・Kanata Okajima
Nhạc: Christofer Erixon・Josef Melin

Baby, Untouchable love

Trong phút chốc anh bị mê hoặc và mất đi kiểm soát
Lan khắp từ đôi mắt đến đầu những ngón chân, chính là em
Những tâm tư không thể kìm nén nhắm vào tim anh
Những dấu hiệu tiếp tục gióng chuông
Anh biết, đấy chính là tình yêu

Em vừa lẩn tránh ánh mắt anh sao, hay đó chỉ là tưởng tượng?
Anh không muốn ràng buộc cùng hối tiếc, ánh nhìn đầu tiên

Một tình yêu không thể chạm tới
Trong tâm trí anh chịu sự kiểm soát
Anh muốn giam cầm em trong đáy mắt của mình
Nỗi khát khao khôn cùng
Có bị điều khiển cũng chẳng sao
Một tình yêu không thể chạm tới
Dường như mất đi khi ta cùng so đáp án

Anh trở nên hưng phấn, chỉ vì em
Nhịp tim tăng nhanh, ý thức mơ hồ
Không còn xác định trên dưới trước sau
Khoảng thời gian bí ẩn, chúng ta cùng chìm sâu
Hãy cho anh biết nhiều hơn, sâu sắc hơn về em

Kể từ hôm ấy, mỗi ngày trôi qua đều không quan trọng nữa
Triệu chứng cai nghiện kinh khủng, anh đã nghiện nặng rồi
Giao dịch cùng số phận, anh không thể quay đầu
Anh muốn tin tưởng, rằng đó nào phải ảo mộng viển vông

Thực tại mang tên xa cách
Nỗi đau dữ dội như trong cơn ác mộng

Tình yêu không thể chạm tới
Anh không thể vờ khoác lên vẻ bình thản
Định mệnh ngược đời, càng mong muốn gặp em càng méo mó
Anh biết phải làm sao đây
Anh chỉ muốn ôm chầm lấy em
Nếu đó là thử nghiệm, thì chỉ cần vượt qua
Tình yêu không thể chạm tới

Những mảnh hồi ức lặp đi lặp lại
Anh cứ mãi như thế này, không thể chuyển sang cảnh tiếp theo
Nếu bộ phim nào rồi cũng đến hồi kết
Thế thì chúng ta đừng bắt đầu
Và sẽ không bao giờ chấm dứt

Untouchable love
Yeah
Anh vẫn chưa thể nói
Baby, Come with me
Let’s go

Trong tâm trí anh bắt đầu sống lại
Một tình yêu không thể chạm tới
Anh muốn thêm một lần nhìn sâu vào đáy mắt ấy
Nỗi khát khao khôn cùng
Anh phải giãi bày cảm xúc của mình
Hãy cho anh biết đáp án, chính bằng lời nói của em
Tình yêu không thể chạm tới

(I’ll never let you go, Anh thề sẽ không để em đi, ta hãy bắt đầu từ đây
I’ll never let you go, Dù tương lai thế nào anh cũng đưa em cùng đi
I’ll never let you go, Anh muốn xem thử đoạn tiếp theo của chúng mình
I’ll never let you go, Anh muốn thấu hiểu nhau nhiều hơn nữa)

Untouchable love


Saturday, November 7, 2020

“Ca sĩ Self-Produce” Nakamori Akina


Suzie Suzuki | hominis (6/7/2020)

Tôi thường xem chương trình của NHK “Let Go Young” trên kênh Kayo Pops. Đây là chương trình âm nhạc được phát sóng từ năm 1974 đến 1986, điều tôi cảm nhận sâu sắc trong những số nửa đầu những năm 80, đặc biệt là khoảng 1980 đến 1982, chính là “Chủ nghĩa Kawaii tối thượng” của Nhật Bản thời đó. Nói một cách khác, Nhật Bản vào thời này chính là một “Đế quốc Kawaii”. (*kawaii: dễ thương, đáng yêu)

Kiểu tóc uốn xoăn được chải tỉ mỉ một cách hoàn hảo, áo len màu pastel, váy ngắn và vớ cao. Không chỉ nữ giới, mà phái nam cũng thực sự “kawaii”. Từ năm 1983 về sau, mốt tóc ngắn cắt sát một màu đã từng chút một nuốt chửng “kawaii”. Tôi tự hỏi, liệu Nakamori Akina có thực sự hạnh phúc khi debut trong thời đại “Chủ nghĩa Kawaii tối thượng” như vậy không.

Friday, November 6, 2020

[Dạo chân danh tác] “Ii Hi Tabidachi” của Yamaguchi Momoe có tựa đề đầy toan tính kinh doanh


SmartFLASH (16.01.2020)
Tầng 2 một tòa nhà cũ tại Kanda, Tokyo. Đó là một bar nhạc Kayokyoku, nơi các quý ông quý bà tề tựu hàng đêm và cùng nhau thể hiện kho kiến thức thâm sâu của mình. Đêm nay, bài hát ấy lại vang lên từ hệ thống hữu tuyến.

Khách: Ô, đoạn nhạc mở đầu này… là “Ii Hi Tabidachi” (Lên đường vào một ngày đẹp trời) của Yamaguchi Momoe nhỉ. Nhạc và lời do ông Tanimura Shinji sáng tác đấy! Không phải một bài hát đơn thuần mà là một nghệ thuật đấy nhỉ.

Chủ quán: Đúng như lời quý khách. Nhưng quý khách có biết không? Thật ra tựa đề ca khúc này đầy toan tính kinh doanh đấy.

Khách: Là gì thế?

Chủ quán: Bài này vốn được sáng tác làm ca khúc cho chiến dịch đường sắt quốc gia vào năm 1978. Nhưng dạo đó đường sắt quốc gia thua lỗ kinh niên, không thể nào đủ khả năng xoay tiền cho chiến dịch.

Khi ấy nhà sản xuất âm nhạc Sakai Masatoshi đã nhờ hai công ty hỗ trợ. Điều kiện là sẽ thêm tên công ty vào tựa đề ca khúc.

Ông Sakai đã yêu cầu ông Tanimura Shinji rằng “Anh thêm tên của hai công ty này vào tựa đề được không?”

Khách: Tên công ty á? “Ii Hi Tabidachi”... A! Là “Hitachi”!

Chủ quán: Đúng rồi, Hitachi Seisakusho đã tạo ra các toa tàu đấy. Còn một công ty nữa là gì?

Khách: ...Tôi biết rồi! “Nihon Ryokou” (*Lữ hành Nhật Bản)!

Chủ quán: Chính xác! Chà, đây là một tựa đề đầy toan tính kinh doanh, được tạo ra từ “chuyện của người lớn” như thế đó.

Khách: Ông Tanimura Shinji chẳng khiến chúng ta nhận ra chút gì về điều đó cả, đúng là chuyên nghiệp.

Ô, bài tiếp theo là…

_____________________________

Viết / Yasuno Toshihiko
Nhà văn phát thanh phụ trách “Good! Morning” (TV Asahi)... Đang kinh doanh “80-nendai Sakaba Bushitsu” (CLB bar thập niên 80) tại Kanda.

Tài liệu tham khảo: “Hit Song wo Tsukutta Otoko-tachi ~ Kayoukyoku Koganejidai no Shikake Hito” - Hamaguchi Hideki (Shinko Music)

10 năm sau “Thời đại Thần tượng Chiến quốc”. Nhìn lại chặng đường đến rồi đi của các văn phòng giải trí lớn.

sơ đồ nhóm idol năm Reiwa 1 (src: nikkan-spa)

Saito Takashi | Yahoo JP (24/5/2020)
Ngành giải trí là một trong những ngành đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Corona. Đặc biệt là các thần tượng đang phải đứng giữa ngã ba đường, vì các sự kiện bắt tay kết hợp bán đĩa CD sẽ gây ra tiếp xúc gần. Năm nay vừa đúng 10 năm kể từ thời điểm được gọi là “Thời đại Thần tượng Chiến quốc”. Trong lúc sự sôi động bùng nổ và định hình thành loại hình văn hóa, các văn phòng giải trí lớn đã tham gia, rồi rút lui khỏi thế giới thần tượng. Chúng ta hãy nhìn lại dòng chảy của hơn 10 năm qua.

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 45)

“Khủng hoảng nội bộ” tại Warner trước ngày phát hành “1/2 no Shinwa”.
Staff được chiêu mộ sang công ty thu âm mới, thương lượng chuyển nhượng Akina.

zakzak (27.10.2020)

Không quá lời khi nói rằng, làng âm nhạc năm 1983 được mở màn với “Second Love” của Nakamori Akina. Nhưng mặt khác, ngày phát hành của ca khúc mới “1/2 no Shinwa” đã định sẽ là 23/2, và Warner Pionner (hiện là Warner Music Japan) đã kết hợp giao thoa hệ thống tiếp thị và quảng bá.

Trong lúc đó, Tanaka Yoshiakira tham gia làm nhân viên quảng bá mới cùng với Tomioka Nobuo, người đã phụ trách Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản từ khi debut. Tanaka hiện đang là một tác giả nổi tiếng hoạt động dưới tên Sawasato Yuji, là tác giả seri “Shojo Keiji” và “Gokudou keiji - Kingmaker no yabou -”, nhưng khi đó, ông cũng là copywriter cùng đại lý quảng cáo với Urino Masao, được chuyển đến Warner và bổ nhiệm vào bộ phận quảng bá. Tanaka nhớ lại.

“Trong mơ tôi cũng không nghĩ rằng mình sẽ trở thành người phụ trách quảng bá cho Akina. Tuy nhiên, nhìn vào cuộc đua giải người mới năm 1982, tự tôi cũng thấy thất vọng về việc tiếp tục nếm trải kinh nghiệm cay đắng trái ngược hoàn toàn với thành tích, vì vậy khi tiếp nhận công việc, chính xác là tôi đã quyết chí muốn lấy cho được giải thưởng.”

Tuy nhiên trước ngày phát hành “1/2 no Shinwa”, một “khủng hoảng nội bộ” đã bất ngờ nổ ra tại Warner. Người ta đồn thổi về việc “chuyển nhượng Nakamori Akina”. Một người liên quan thông thuộc thời đó cho biết, “Chuyện có liên quan đến bối cảnh doanh nghiệp của Warner. Akina cũng bị cuốn vào đó. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này là vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sự tồn vong của Warner.”

Warner Pioneer, giống như tên gọi, là một công ty liên doanh giữa Pioneer và Warner Bros của Mỹ. Ban đầu nó bao gồm cả Watanabe Production. Tuy nhiên, “Watanabe Pro đã thành lập SMS Record mới vào năm 1978 và tách khỏi Warner. Kết quả là cơ cấu vốn của Warner đã thay đổi lớn, trực tiếp dẫn đến việc Warner Bros nắm quyền kiểm soát kinh doanh.” (người liên quan nói trên)

Những nhân sự cấp cao xuất thân từ Pioneer cũng không hài lòng về cơ cấu vốn này.

“Akina lại được sinh ra vào thời điểm đó. Nơi đó những nhân sự cấp cao phụ trách dự án kinh doanh mới đã bắt đầu thành lập một công ty thu âm mới.” (người liên quan nói trên)

Người mà nhân sự cấp cao này thảo luận đầu tiên là Shiozaki Takashi của Pioneer. Khi Warner được thành lập, Shiozaki đã được cử từ “Watanabe Ongaku Shuppan”, một công ty trong hệ thống của Watanabe Pro, để làm thành viên sáng lập. Sau khi thành lập, ông giữ vai trò director cho “Seto no Hanayome” và “Watashi no Joukamachi” của Koyanagi Rumiko, ngoài ra cũng là người sản xuất tài ba đã thực hiện các ca khúc hit như “Azusa 2-gou” của Karyudo. Shiozaki nhớ lại thời đó.

“Tôi không nghe nói đến giả thiết sẽ chuyển nhượng Akina. Nói chung họ chỉ đề nghị tôi cùng hợp tác thành lập công ty thu âm mới. Bản thân tôi cũng có quan hệ thân thiết nên đã hứa là sẽ hợp tác. Tuy nhiên, điều kiện là không lôi kéo nghệ sĩ từ Warner.”

Có lẽ công ty thu âm mới nghĩ rằng trước tiên, họ cần có những át chủ bài trong sản xuất. Việc xây dựng một hệ thống được tiến hành đều đặn nhằm hướng đến thành lập công ty. Vậy là, những cuộc thương lượng nhằm lôi kéo bộ sậu liên quan đến quảng bá, sản xuất cho Akina từ trước khi debut đã được ngấm ngầm thực hiện. Tomioka nhớ lại.

“Người ta cũng trực tiếp đề nghị tôi tham gia. Tuy nhiên tôi chẳng nghe gì về Akina cả. Cũng có người bảo tôi hãy nghĩ tới chuyện độc lập, nhưng lúc đó tôi đã tạm thời tự chối. Tuy nhiên, người ta bảo tôi là “Nếu anh nghĩ đến chuyện độc lập, tốt hơn anh hãy tích lũy thành tích ở công ty thu âm mới”, tôi tự hỏi điều đó có hợp lý không…”

Dù không trực tiếp, nhưng Tanaka cũng được gọi.

“Tôi đã có cuộc nói chuyện riêng thông qua một đồng nghiệp, nhưng nói thực, tôi nhớ mình đã rất ngạc nhiên khi nghe rằng, tất cả nhân viên chủ lực bao gồm cả sản xuất, quảng bá và kinh doanh đều được gọi.”

Hơn nữa, việc thương lượng chuyển nhượng Akina cũng diễn ra cùng lúc với các staff. Và công ty thu âm được thành lập đó chính là “Hummingbird”. Tuy nhiên, ngày thành lập cũng là 23/2/1983, ngày phát hành của single thứ 4 “1/2 no Shinwa”. Chính vào ngày hôm ấy…

(đã giản lược xưng hô. Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 44)

Chiếm lĩnh các chương trình xếp hạng liên quan trực tiếp đến doanh thu

zakzak (20.10.2020)

Các chương trình âm nhạc vào năm 1982 khi Nakamori Akina debut, chủ yếu là “The Best Ten” (TBS), “The Top Ten” (Nihon TV), và “Yoru no Hit Studio” (Fuji TV), đã đưa chương trình xếp hạng ca khúc ăn khách trên radio lên truyền hình.

Trong số đó, chương trình mà Akina xuất hiện sớm nhất là “Best Ten”. Ông Tomioka Nobuo của bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản tại Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan), người phụ trách quảng bá cho Akina cho biết “Trong số các chương trình âm nhạc, thì chương trình bảng xếp hạng cập nhật tức thời doanh thu có tỉ lệ người xem cao, đây rõ ràng là vũ khí lớn nhất đối với Akina. Kết quả là, việc xuất hiện thường xuyên trên chương trình xếp hạng đã thúc đẩy độ nổi tiếng của Akina.”

Trên “Best Ten”, single thứ 3 “Second Love” lọt vào bảng xếp hạng thay thế vị trí của tác phẩm mang lại tên tuổi cho cô là “Shojo A”, và giành vị trí thứ 1 vào tuần thứ 3 (16/12/1982). Cứ như thế bước sang năm mới, cô ấy đã độc chiếm chiếc ghế đầu bảng suốt 8 tuần cho đến ngày phát sóng 3/2/1983. Tomioka nhớ lại.

“Tôi nghĩ sự chuyển đổi ca khúc từ bài hát debut “Slow Motion” sang “Shojo A”, “Second Love” đã gây kinh ngạc với tư cách ca sĩ thần tượng mới. Hơn nữa, sự thể hiện phong cách riêng đối với nghề ca sĩ của Akina là lần phát sóng vào năm 1983, khi cô ấy bị cảm và khó có thể cất giọng. Sự việc này vẫn còn được ghi lại, các nhân viên bao gồm cả chúng tôi vì lo lắng cho sức khỏe của cô ấy nên đã đề nghị hát nhép. Tuy nhiên Akina đã quyết định hát live… Kết quả, chúng tôi rất tiếc vì cô ấy không thể cất giọng, nhưng nói đến bản lĩnh chuyên nghiệp, đơn giản chính là không muốn lừa dối người hâm mộ, và khán giả. Tôi vẫn hiểu rằng, cô ấy muốn truyền tải trực tiếp ca khúc của mình dù trong điều kiện thế nào đi nữa.”

Giọng hát và khả năng biểu hiện đóng vai trò lớn cho sự thành công của Akina, nhưng hơn thế nữa, các chiến lược, tính định hướng và ca khúc của đội ngũ quảng bá và sản xuất của Warner quả thật vừa khớp đáng kinh ngạc. Tomioka cho biết.

“Trường hợp của Akina là văn phòng thiếu kinh nghiệm về mảng âm nhạc, nên thật may vì họ đã giao phó toàn bộ việc quảng bá và sản xuất âm nhạc cho chúng tôi. Tại nơi làm việc hầu như không có tác động xấu nào của văn phòng. Tất nhiên, tôi nghĩ phần lớn là do cấp trên của tôi anh Terabayashi (Akira, hiện là cố vấn kinh doanh cho Avex Entertainment)...”

Và Terabayashi, tổng phụ trách sản xuất quảng bá cho Akina tại Warner nói, “Tôi đã chỉ đạo nơi làm việc chú trọng tạo ra các tác phẩm có concept ngay từ thời điểm debut. Chiến lược chỉ có ở Akina bao gồm “bộ 3 bài ballad” là “Slow Motion”, “Second Love”, “Twilight -Yuugure Dayori-” của bộ đôi Kisugi Etsuko và Kisugi Takao, và “bộ 3 bài nổi loạn” do anh Urino Masao, lúc đó còn là tác giả viết lời vô danh thực hiện gồm “Shojo A”, “1/2 no Shinwa”, “Kinku”. Lý do thành công cũng có phần do lựa chọn tác giả một cách đúng đắn, nhưng tôi nghĩ chính do Akina mà chiến lược này mới thành công. Tóm lại, tôi đã lập chiến lược quảng bá làm nổi bật giọng ca của Akina, bằng cách cho ra đời xen kẽ hai kiểu mẫu tác phẩm đó.”

Quá trình này đã dẫn đến “Utahime series” về sau.

Trong lúc đó, một vấn đề rắc rối nội bộ xoay quanh Akina đã đột nhiên nổ ra tại Warner.

(Đã giản lược xưng hô, Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 43)

Cảm giác ngôi sao lớn toát ra sau 8 tháng ra mắt,
Lời nói của hậu nhân Momoe “Tôi là tôi”

zakzak (13.10.2020)

Tác giả viết lời Urino Masao đã đặt dòng tựa đề lớn “Furyou 1/2” vào phần lời đã hoàn chỉnh.

Xuất thân là một copy-writer, người có thể tự tin viết “một tựa đề ấn tượng mạnh có thể khiến Akina nổi bật” chỉ có ông Urino vậy. Thế nhưng, NHK đã phàn nàn về tựa đề đó rằng “e là không ổn”.

Rốt cuộc, Warner Pioneer (hiện là Warner Music Japan) đã đổi tựa đề thành “1/2 no Shinwa”. Có thể nói, đó là đoán ý NHK mà cư xử. Ông Tomioka Nobuo, người phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản tại Warner, nhớ lại.

“Đổi tiêu đề là một quyết định đau lòng. Nhưng Warner thời đó thuộc loại non trẻ trong ngành. Chắc chắn rằng ý kiến của NHK, dù về phương diện nào chúng tôi cũng phải xử lý.”

Tuy nhiên, độ nổi tiếng của Akina đã vượt qua khuôn khổ của “người mới”. Single thứ 3 “Second Love” đã đạt 500.000 bản ngay sau khi phát hành, và độc chiếm bảng xếp hạng bài hit vào cuối năm 1982. Bước sang năm 1983, gần tới ngày phát hành của “1/2 no Shinwa” (23/2), việc triển khai quảng bá cũng có lắm chuyện đau đầu.

“Việc quảng bá vào thời điểm ra mắt thật không thể tin được. Không biết từ lúc nào, phải từ chối công việc lại trở thành nhiệm vụ của chúng tôi. Cũng có lúc bị nói rằng “tôi đã lắng nghe những gì khó khăn hồi debut mà”, thật sự là tình huống tiến thoái lưỡng nan. Chúng tôi đương nhiên tập trung vào các chương trình “The Best Ten” (TBS), “Yoru no Hit Studio” (Fuji TV), “The Top Ten” (Nihon TV), và ưu tiên chương trình đã quan tâm chúng tôi vào thời điểm ra mắt là “Yan-yan Utau Studio” của TV Tokyo. Giờ nghĩ lại, tôi thấy chỉ có việc quyết định lộ trình cơ bản là tốt.”

Trong lúc đó, ông Tanaka Yoshiakira tham gia làm nhân viên quảng bá mới.

Ông Tanaka hiện đang là một tác giả nổi tiếng, là tiểu thuyết gia của seri “Shojo Keiji” (Thám tử đồng trinh) dưới tên Sawasato Yuji, và sẽ xuất bản “Gokudou keiji - Kingmaker no yabou -” vào ngày 8 tháng này, nhưng thực ra thời đó, ông cũng chuyển việc đến Warner từ cùng đại lý quảng cáo với ông Urino. Và ông đã trở thành người phụ trách cho Akina.

“Mới khoảng 8 tháng từ khi debut, nhưng tôi nhớ ở cô ấy đã có cái cảm giác uy quyền, có gì đó khó tiếp cận, có gì đó như là cảm giác nhân vật lớn vậy. Điều khác biệt quyết định giữa tôi và Tomioka chính là, Tomioka gọi thẳng tên cô ấy là “Akina” khi nói chuyện, còn tôi thì gọi cô ấy “Akina-sama”, ngay cả bình thường cũng là “Akina-san”. Chính là không khí đó. Tóm lại cô ấy đã leo lên hàng ngôi sao với tốc độ vượt xa sức tưởng tượng.”

Bước sang năm 1983, đã sắp tới ngày phát hành “1/2 no Shinwa”, nhưng “Second Love” đang rất thuận lợi, “Thực tế, chúng tôi phải thúc đẩy quảng bá”. Ông Tanaka nhớ lại.

“Cuối cùng, chúng tôi đã quảng bá theo hình thức giao nhau của 2 sản phẩm, nhưng thực tế là tiết lộ ca khúc thông qua các sự kiện kỷ niệm phát hành và chiến dịch phát thanh toàn quốc, ngoài ra cũng tiết lộ trên tạp chí thần tượng và tạp chí văn nghệ nữa. Giờ nghĩ lại, đó là một loạt các chiêu thức quảng bá đơn điệu. Dù khi đó là thời hoàng kim của wide-show(*), nhưng cô ấy hoàn toàn không được sử dụng, trái lại còn có lúc đối địch.”

Tuy nhiên điều được nhấn mạnh trong “1/2 no Shinwa” là phần lời của ông Urino.

Chính là chiến lược thu hút các loại phương tiện truyền thông, rằng phần lời “ii kagen ni shite--” (thôi đủ rồi đấy) chính là câu thay thế cho “baka ni shinaide yo” (đừng làm trò hề nữa) của Yamaguchi Momoe.

“Chúng tôi đều quan tâm đến việc mọi người xung quanh gọi cô ấy là “hậu nhân Momoe”, nhưng cô ấy hoàn toàn chẳng để tâm. Ngược lại cái cảm giác “tôi chính là tôi” ở cô ấy càng trở nên mạnh mẽ hơn.”

(phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

(*)chương trình giới thiệu đa dạng thông tin từ tin tức tới giải trí.

Friday, October 30, 2020

Hấp thu và bén rễ xu hướng từ nước ngoài. J-POP và xã hội Nhật Bản nhìn từ kinh doanh âm nhạc.

Phó giáo sư Wajima Yusuke (đại học Osaka)

Todai Shimbun (The University of Tokyo Newspaper) - 15.08.2020
Khi nói về xu hướng của một bài hát, ca sĩ, hay thể loại nào đó, thì không thể không nhắc đến quan điểm về chiến lược bán hàng của các công ty liên quan đến âm nhạc, như công ty thu âm và truyền thông, v.v… Chính vì thế, lần này chúng tôi đã phỏng vấn Phó giáo sư Wajima Yusuke (đại học Osaka). Chúng tôi đã được nghe câu chuyện về mối quan hệ giữa con người và các bài hát thịnh hành từ thập niên 90 trở về sau, với trọng tâm là quan điểm về kinh doanh âm nhạc.

(PV - Sugita Hideki)

Chiến lược bán hàng và âm thanh


一一Nguồn gốc của J-POP xuất hiện từ những năm 90, và đặc trưng của âm nhạc chứa đựng trong đó là gì?

“J-POP” vốn là từ ngữ được tạo ra vào khoảng năm 1989. Nó bắt nguồn từ nhạc Nhật Bản được phát trên chương trình của kênh radio “J-WAVE”, một đài chuyên về nhạc phương Tây lúc mới mở, như là “dù phát cùng với nhạc Tây cũng không kém cạnh”. Nó nhắm đến các bản nhạc hợp thời tiếp thu rock và pop của Anh Mỹ, như của Southern All Stars, Yamashita Tatsuro, và Ohtaki Eiichi, v.v…

Đồng thời, các nhà phân phối đĩa nhập có đầu tư nước ngoài như Tower Records trở nên nổi tiếng, và một phần nhạc Nhật Bản được bán song song với nhạc phương Tây. Dù sau đó nó được gọi là “kiểu Shibuya”, nhưng vào thời điểm này việc giao dịch nhắm đến một số tầng lớp nòng cốt.

一一Điều gì đã khiến cho “J-POP” lan rộng cả nước?

Komuro Tetsuya, người đã sản xuất cho TRF, Amuro Namie, và BEING, công ty sản xuất đã trực tiếp tạo nên B’z, ZARD có công lao rất lớn. Âm nhạc của Komuro Tetsuya chú tâm đến tính sôi động của karaoke, đồng thời lần lượt áp dụng các xu hướng của nhạc dance nước ngoài. BEING thì kết hợp với CM, anime, và drama nổi tiếng, nhằm tạo điều kiện để mọi người chắc chắn nghe được ca khúc. Có thể nói âm nhạc của họ đã lan truyền rộng rãi cùng với từ “J-POP”.

Vào cuối thập niên 90 khi doanh số CD chuyển từ tăng sang giảm, thì Utada Hikaru xuất hiện, và sự chú ý đổ dồn vào các trào lưu mới, bao gồm cả Shiina Ringo và aiko, v.v…

一一Có điều gì thay đổi trong thập niên 00 không?

Morning Musume xuất hiện vào cuối những năm 1990, và các nhóm idol mới như AKB48 v.v… đã trở thành xu hướng chủ đạo của J-POP. Sự thay đổi chiến lược kinh doanh theo đặc trưng của cả hai, cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của mọi người. Thay vì hướng đến sự chấp nhận của công chúng, thì chiến lược khoanh vùng lớp khách hàng cụ thể bắt đầu thịnh hành, như việc kèm theo vé bắt tay vào CD.

一一Các ca khúc gần đây nhất thì sao?

Nói về mặt âm nhạc và ca từ của những Aimyon hay Yonezu Kenshi v.v.., tôi có ấn tượng đây là một thế hệ đã được nuôi dưỡng trong “J-POP” kể từ khi được sinh ra, chứ không phải dựa theo nhạc phương Tây. Ngoài ra, tôi cảm thấy rằng đây là cách làm có điều kiện YouTube và streaming. Những video ngắn và có động tác dễ hiểu khiến người xem bắt chước và tạo sản phẩm tiếp theo như PPAP thì tất nhiên không phải nói, việc tạo những âm thanh chính thống và mộc mạc của Aimyon có lẽ cũng phù hợp với streaming.

Tuesday, October 27, 2020

Nhóm 8 thành viên “giấu mặt” bí ẩn trên YouTube, danh tính Johnny’s dựa trên các ký tự đầu tiên

Shuukan josei PRIME (16/10/2020)

Ngày 12/10, ba kênh của boygroup bí ẩn bất ngờ được mở trên YouTube. Tên lần lượt là “Honey Bee”, “Sindibaad” và “John Darling”, ba nhóm cũng đăng các MV short ver. vào thời điểm mở kênh.

- Honey Bee: Ca khúc “Ookami Seinen” do Avu-chan của ban nhạc rock nổi tiếng “Ziyoou-vachi” sáng tác, và biên đạo do “Tokyo Gegegay” thực hiện.

- Sindibaad: Ca khúc “Senya Ichiya” do Ayase của unit “YOASOBI” sáng tác lời và nhạc, MV là anime theo motif Đêm Ả rập.

- John Darling: Ca khúc “Naimo No Nedari” do Hashiguchi Youhei của ban nhạc rock “Wacci” thực hiện, MV là một câu chuyện phù hợp với ca khúc có nữ diễn viên Nao diễn chính.

Một phóng viên tạp chí truyền hình cho biết: Ba nhóm xuất hiện cùng lúc không báo trước, nhưng từ số lượng 8 thành viên, trong đó có nhiều thành viên dáng người nhỏ nhắn, giọng hát đặc trưng, và nếu ghép chữ đầu của ba tên nhóm lại sẽ là “HSJ”, nên đã lập tức trở thành chủ đề nóng rằng danh tính thực sự có phải Hey! Say! JUMP không. Không chỉ ẩn danh, điều đáng chú ý là người sáng tác cho mỗi nhóm không phải là những cái tên được ưa chuộng ai ai cũng biết, mà là những người sáng tạo đầy cá tính hiện đang được công chúng quan tâm. Điều này khiến fan các nhóm khác rất bất ngờ, và cụm từ “ghen tị với JUMP” cũng lọt vào trend.

Hiện vẫn chưa có động thái gì ngoài việc phát hành MV trên YouTube và cũng không có thông báo nào từ phía văn phòng Johnny’s, nên các fan suy đoán liệu đây có phải là dự án mới của Hey! Say! JUMP không.

Friday, October 23, 2020

YOASOBI - Thăng hoa thế giới quan tiểu thuyết vào âm nhạc


yamaha ongakukiji | Yomiuri Shimbun (23/9/2020)

Pop Style vol.715

Unit âm nhạc 2 thành viên, YOASOBI, đang càn quét các bảng xếp hạng âm nhạc từ mùa xuân năm nay với ý tưởng “biến tiểu thuyết thành âm nhạc”. Bài hát đầu tiên “Yoru ni Kakeru”, video đăng trên YouTube đã đạt hơn 85 triệu lượt xem, và tiếp tục duy trì trong top 5 trên bảng xếp hạng Billboard trong khoảng 4 tháng. Dự án thăng hoa thế giới quan và câu chuyện trong tiểu thuyết vào âm nhạc của J-POP này đã được sinh ra và bùng nổ sức hút đối với công chúng như thế nào. Sau đây là bức tranh toàn cảnh của âm nhạc đại diện cho năm 2020!!

Wednesday, October 21, 2020

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 42)

Ca khúc mới đổi tên thành “1/2 no Shinwa”;
“Đọc ý” của NHK

zakzak (06.10.2020)

Từ cuối năm 1982 cho tới đầu năm 1983, “Second Love” của tân binh Nakamori Akina làm mưa làm gió trong ngành âm nhạc.

Akina debut với “Slow Motion” vào ngày 1/5/1982, đứng hàng thứ 6,7 trong số những người mới và không được chú ý. Tuy nhiên, tình thế đã đảo ngược khi single thứ 2 “Shojo A” lần đầu lọt vào Top Ten, tiếp theo “Second Love” cũng lần đầu tỏa sáng ở vị trí thứ 1 trên bảng xếp hạng.

Dù cũng có ý kiến rằng, “Nghĩ lại thì, việc không được trong ngành đón nhận có khi lại là chuyện tốt. Ở khía cạnh nào đó cô ấy đã không bị nhuộm màu… Dù là thần tượng hay nghệ sĩ nếu trong ngành công nhận thì công chúng không đón nhận. Akina là trường hợp điển hình” (cựu phụ trách bán hàng của một cửa hàng băng đĩa lớn), nhưng có thể đó là một thành công mang tính chiến lược.

Single thứ 4 được quyết định khi thời điểm cuối năm đến gần. Ông Urino Masao của “Shojo A” phụ trách phần lời, và Ohsawa Yoshiyuki, trước khi hoạt động solo là một nhạc sĩ mới vào nghề, được chọn sáng tác phần nhạc. Thời điểm đó, Ohsawa đã ra mắt với ban nhạc “Cloudy Sky”, nhưng tan rã chỉ sau 8 tháng do sự khác biệt về hướng đi. Ông hoạt động sáng tác nhạc được một thời gian, ca khúc “Omae ni Check-in” cung cấp cho Sawada Kenji là một bản hit thành công bất ngờ.

“Vì Akina có concept, nên chúng tôi tích cực chọn những nhạc sĩ có tài năng nhưng gần như không được biết đến. Nói thế này có lẽ không phải lắm, nhưng tôi nghĩ chúng tôi đã phần nào nắm được quyền chủ động…”

Ông Tomioka Nobuo, phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản của Warner Pioneer (hiện là Warner Music Japan), nhớ lại.

Tác phẩm được đưa ra là “Furyou 1/2” (1/2 bất hảo). Vì tiêu đề có ấn tượng mạnh, nên chúng tôi đưa vào thu âm với tâm thế “bài này sẽ hiệu quả!”. Ngày phát hành cũng được lên kế hoạch vào 23/2, như là đợt phát hành đầu tiên cho năm 1983.

Tuy nhiên, có một việc ngay sau năm mới. Một rắc rối bất ngờ xảy ra. Đã có bất đồng ý kiến về tiêu đề. Thật ngạc nhiên là có liên hệ từ NHK, rằng “chúng tôi đợi đấy!”. Ông Tomioka cười khổ.

“Khác với hồi debut, độ chú ý của Akina đã tăng đột biến. Đài nào cũng hỏi chúng tôi “Bài hát tiếp theo thế nào?”. Thế nên, trước tiên chúng tôi đã mang tới cho NHK. Người phụ trách chương trình âm nhạc đã nói rằng “Bài hát hay lắm, nhưng tựa đề này hơi khó với tính chất NHK”. Nếu như họ không thể đưa Akina lên với tiêu đề này…”

NHK vào thời điểm đó rất khắc khe với tựa đề và lời ca khúc, việc thay đổi lời bài hát trong “Playback Part 2” của Yamaguchi Momoe, từ “Makka na Porsche” (chiếc Porsche đỏ thẫm) thành “Makka na Kuruma” (chiếc xe hơi đỏ thẫm), đã trở thành chủ đề bàn tán lớn.

Các nhân viên phụ trách sản xuất, quảng bá, bán hàng tại Warner đã có một cuộc họp thâu đêm về “ý kiến” của NHK.

“Cuối cùng, chúng tôi quyết định sẽ thay đổi tựa đề. Người phụ trách sản xuất đã thảo luận với anh Urino, và đổi thành “1/2 no Shinwa” (½ thần thoại). Nói ngắn gọn là chúng tôi đã đoán ý của NHK mà hành động. Bìa đĩa cũng làm xong hết rồi. Thật lãng phí vì đó là cái bìa đĩa tuyệt đẹp đối với tôi. Hơn nữa, vì thay đổi tiêu đề mà thành ra một bìa đĩa sơ sài, làm tôi đến giờ vẫn thấy tiếc”

Urino cũng xác nhận về việc thay đổi này trong chương trình “Naming Variety - Nihonjin no Onamae!” phát sóng trên NHK vào ngày 24/9, “Chẳng còn tính ấn tượng gì cả. Thời đó, tôi chưa từng được hỏi (về “1/2 no Shinwa”) trong các cuộc phỏng vấn. Tóm lại là tựa đề thật tệ”.

Hơn nữa ông còn thêm, “Chuyện đã thành ra là... (nếu phát hành mà không đổi tựa đề) Tôi nghĩ sẽ gay go lắm. Ơ kìa, được rồi đấy. Thử hát một chút xem nào”.

Có lẽ ông ấy đã khịa NHK ngay trên chương trình của NHK.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

■Bình luận Yahoo JP

(+1109 -59)
“Furyou 1/2” thì không nha...
Tôi nghĩ thật hay vì đã đổi tựa đề đấy.
Cũng giống như “15 no Yoru” của Ozaki Yutaka ban đầu tựa là “Mumenkyo”, hãy để mọi người hình dung ra hơn là nói thẳng.

(+832 -72)
“1/2 no Shinwa” là lần thứ 2 theo hướng nổi loạn, cảm giác bản thân cô ấy cũng quen với phong cách này rồi, và thực tế nó đã trở thành hit. Đến lúc này thì, tựa đề không phải “Furyou 1/2” có khi lại tốt nhỉ.

(+631 -38)
Nhìn vào ca từ của “1/2 no Shinwa”, tuy bắt chước người lớn và bị xung quanh cho là ngỗ ngược, nhưng thực chất bản thân là người trong sáng. Một bài hát muốn chúng ta hiểu được điều đó.
Cả hai nửa “thiếu nữ” và “người lớn” cùng tồn tại trong trái tim, và rung động trước tình yêu. Liệu từ “Furyou” có diễn tả được cái thời kỳ phức tạp, không phải người lớn cũng chẳng phải trẻ con đó không?
Quả thật, tôi thấy thật tốt vì tựa đề là “1/2 no Shinwa” đó.

(+418 -16)
Không hiểu tại sao “Furyou 1/2” lại không được nhỉ.
Nhưng cái tựa đề “Furyou 1/2” chắc không nổi được đâu.
Nhạt nhẽo.
Tôi thấy “1/2 no Shinwa” được hơn.
Rốt cuộc, tôi cho là Warner đã được NHK cứu rồi đấy.

(+327 -21)
Thật may mà không phải Furyou 1/2.
Vừa “1/2 no Shinwa” vừa có phong cách nổi loạn, vào thời đó mà nói là lựa chọn tuyệt vời đấy.
Với, không quan trọng lắm nhưng mà, chuyện thay đổi tựa đề sau khi có liên lạc “đã đợi” của NHK, vì thế mà dùng từ “đoán ý” chẳng phải sai sai sao?
Tôi nghĩ nếu đoán trước được chuyện NHK liên hệ thì mới là “đoán ý”.
Mà thật sự không quan trọng lắm đâu.

(+210 -27)
Trong nhóm năm 82 thì Akina áp đảo cả về doanh số và hoạt động. Điểm yếu duy nhất chỉ là sức mạnh của văn phòng (Ken-On thời đó vẫn còn non trẻ).

(+195 -14)
Cả Slow Motion và Second Love đều là của Kisugi Takao á.
Giờ tôi vẫn nghĩ là nên được đánh giá cao hơn một chút.

(+164 -17)
Tôi cứ nghe hoài nghe mãi các ca khúc của Akina.
Ca khúc của Akina, giống như một bộ phim tuyệt tác vậy, khi tuổi đời, môi trường, quan hệ con người của chúng ta thay đổi, thì ấn tượng về chúng cũng thay đổi. Hồi trẻ tôi thích Kita-wing nhưng bây giờ lại thích BLONDE á.

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 41)

Chọn lọc kỹ lưỡng cách thể hiện trang phục, kiểu tóc…
Tự mình đề xuất “Shojo A buộc tóc đuôi ngựa”

zakzak (29.09.2020)

Việc chọn ca khúc “Second Love” tiếp sau “Shojo A” cũng là chiến lược hình ảnh đại thành công của Nakamori Akina.

Ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện momo&grapes company), người phụ trách tuyên truyền tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản của Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan), nhớ lại.

“Khả năng ca hát của Akina có thể sánh ngang với Iwasaki Hiromi. Cô ấy có thể hát live ngay cả khi đứng trên thùng các tông đựng quýt ở phố mua sắm. Hơn nữa cô ấy còn có năng lực biểu cảm. Chỉ cần chọn đúng bài hát có concept phù hợp, thì tôi tin chắc sẽ bán chạy.”

Akina có một tính khí mạnh mẽ, nếu có điều gì không đồng tình sẽ hiện rõ ra mặt. Những điều đó thường bị đánh giá là “bướng bỉnh”, “kiêu căng”.

“Quả thật, người quản lý cũng đã thay đổi vài lần. Mẹ của cô ấy cũng thường lui tới công ty chúng tôi. Có thể bà đến để nêu ý kiến và những điều không hài lòng về nơi làm việc, nhưng bà ấy có vẻ hợp tính với anh Terabayashi (tổng phụ trách sản xuất quảng bá) đến lạ. Vì Akina nghe lời mẹ, nên cũng tin tưởng anh Terabayashi. Bản thân tôi cũng nói những gì cần nói với Akina, nhưng chưa bao giờ xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng cả.”

Cô ấy từ nhỏ đã chẳng phải đứa trẻ khỏe mạnh gì.

“Người mẹ cũng lo lắng về tình trạng thể chất của cô ấy. Nhất là chân của Akina yếu, không thích hợp đứng lâu. Lúc chụp ảnh cơ thể cô ấy cũng thường xuyên mệt mỏi, tôi thường massage cho cô ấy trong phòng chờ. Không phải khoe khoang đâu, nhưng tôi rất giỏi massage đấy. Hồi còn làm quản lý cho Momoi Kaori, tôi đã massage cho Momoi và anh Kuramoto So (người viết kịch bản) tại nơi sản xuất “Zenryaku Ofukuro-sama” (Nihon TV). Ngoài ra, Kiki Kirin cũng từng nhờ tôi.”

Tuy nhiên, với việc “Shojo A” và “Second Love” trở thành hit, các lời mời phỏng vấn và lên truyền hình cũng tăng đột biến. Hơn nữa, thời điểm cuối năm đến gần, thêm việc các “cuộc đua giải thưởng”, nên lịch trình lại càng gắt gao hơn.

“Tôi nhớ lúc đó là cuối năm rồi, nhưng trong lúc chụp ảnh bìa đĩa cho “1/2 no Shinwa” cô ấy lại cảm thấy mệt mỏi. Dù tôi là một người phụ trách quảng bá, tôi vẫn muốn giúp cô ấy tránh mất sức hơn”, ông nhớ lại.

“Đây có thể cũng là tính cách của Akina, đó là cô ấy không bao giờ than thở gì về công việc mình đã chấp nhận và quyết định. Những gì cô ấy phàn nàn về xung quanh, đa phần là do cách xử lý vấn đề trong công việc. Có lẽ rất vất vả để theo kịp Akina. Vì đó là cô bé có thể làm mọi thứ trước cả nhân viên. Nói chung cô ấy nghiêm khắc trong công việc và không xu nịnh ai. Là người lớn mà bị một cô bé 16, 17 tuổi chỉ dẫn, tôi nghĩ có một số nhân viên cảm thấy không thú vị gì đâu. Nhưng Akina vẫn kiên định. Tôi nghĩ có một bộ phận trong văn phòng cũng lúng túng không biết cư xử thế nào. Dù sao thì, trong các ca sĩ mới cùng thời, có những phần mà công ty thu âm có thể tương đối kiểm soát được. Nghĩ lại thì, Akina đặc biệt chú tâm đến cách thể hiện bản thân. Như mặc trang phục nào, chải kiểu tóc nào... để lên truyền hình. Ví dụ, kiểu tóc đuôi ngựa trong “Shojo A” cũng là do cô ấy đích thân đề nghị. Vì thế mà người quản lý có lẽ cũng chẳng sung sướng gì.”

Trong lúc đó, đã bước vào năm 1983, để hướng đến ngày phát hành 23/2, việc chuẩn bị quảng bá cho đĩa đơn thứ 4 “1/2 no Shinwa” tiếp sau “Second Love” đã chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra.

(phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

______________________

■ Bình luận Yahoo JP


(+313 -29)
Vào thời đó, một cô ca sĩ solo mới tầm 20 tuổi đã nhận giải thưởng thu âm là chuyện kinh ngạc đến mức nào, lại còn 2 năm liên tiếp… Tôi đã chứng kiến đúng thực vào lúc đó nên rõ lắm. Có tất cả từ ngoại hình, giọng hát, đến thần thái, cá nhân tôi cho rằng đây là nữ ca sĩ mạnh nhất của thập niên 80.

(+197 -34)
Đúng như bài báo, sức biểu cảm của Akina rất xuất sắc, dần dà cũng bắt đầu tự produce. Thời đó cô ấy nhiều lần thể hiện cùng một bài hát trên tivi, nhưng tôi nhớ vũ đạo từng chút biến hóa nên người xem không thấy nhàm chán.

(+189 -24)
Tôi nhớ hồi xưa Akina cũng từng nói rằng cô ấy yếu và thường xuyên bị ngã.
Thần tượng thời đó nếu nổi tiếng thì rất bận rộn, đến mức chỉ ngủ tầm 2~3 tiếng, và không được nghỉ ngơi đàng hoàng… Họ cũng có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Tôi nghĩ, Akina gia nhập giới giải trí vào thời đại như thế, chắc hẳn sẽ không làm nửa vời, và tính cách nghiêm túc đương nhiên cũng nâng cao ý thức chuyên nghiệp của cô ấy.

Tôi đã xem trên video rồi, trong Music Station Super Live (khoảng năm 1995), cô ấy nổi bật khi trình diễn lúc cơn sốt cao vẫn chưa hạ, vẫn hát và biểu diễn tuyệt vời như mọi khi.

(+149 -16)
Nakamori Akina là một ngôi sao đã vượt qua ranh giới của thần tượng!
Cô ấy đã xây dựng một thời đại bằng khả năng ca hát vượt trội và sức biểu cảm trời ban!
Quả thật đúng! Một diva huyền thoại!

(+123 -13)
Hồi “Kinku” với “Southern Wind”
Tóc đuôi ngựa cũng rất dễ thương.
Nakamori Akina là một ca sĩ có khả năng biểu cảm tuyệt vời, và hát nhập tâm vào nhân vật chính của ca khúc.
Có khi rơi lệ, có lúc nhảy nhót đẹp mắt, có lúc tỏa ra nỗi buồn chỉ với một vũ đạo nhẹ nhàng.
Thật sự là một ca sĩ tuyệt vời. 

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 40)

Dốc toàn lực vào doanh số bán hàng hơn là cuộc đua giải thưởng,
“1/2 no Shinwa” đối mặt những vấn đề nan giải

zakzak (15.09.2020)

Giải Người mới “Kagayaku! Japan Record Award lần 24” (TBS) năm 1982.

Năm ứng cử viên được chọn là Shibugakitai “100!... SO kamone!”, Ishikawa Hidemi “Yu-Re-Te Shonan”, Hayami Yu “Answer Song wa Aishuu”, Hori chiemi “Machibouke”, Matsumoto Iyo “Sentimental Journey”. Nakamori Akina và Koizumi Kyoko đều không được chọn (người chiến thắng giải Người mới xuất sắc nhất là Shibugakitai).

Ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện momo&grapes company), người phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận truyền thông âm nhạc Nhật Bản của Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan) nhớ lại: “Đúng là chúng tôi cảm thấy tiếc về “Record Award”. Nhưng đó chẳng phải là cú sốc lớn như xung quanh tưởng. Cô ấy đứng hàng 6, 7 trong cuộc đua giành giải người mới, nhưng không cố tỏ ra mạnh mẽ. Mọi người đều biết về thành tích thực tế của Akina, nên tôi đã có suy nghĩ rằng “Không cần phải cố giành giải làm gì”. Không đến mức phải nói, nhưng bản thân Akina cũng không có vẻ để tâm đến việc mình không lọt vào danh sách đề cử, trước hết là, lúc này “Second Love” đang tiến triển cực tốt, nên ngược lại tôi nghĩ là sự hăng hái càng lớn hơn.”

Mặt khác, “Tất nhiên là có rất nhiều đối thủ, nhưng chúng tôi không còn cảm thấy nóng vội như hồi debut cách đây nửa năm nữa. Dù sao, chúng tôi nghĩ nên chuyên tâm vào việc tạo ra những tác phẩm tốt cho Akina. Đạt được kết quả trong cuộc đua giải thưởng cũng quan trọng, nhưng doanh số tăng cao thì Akina cũng được tăng phí quảng bá, nên chúng tôi đã tập trung toàn lực vào việc bán đĩa.”

Mặc dù bỏ lỡ giải Người mới của “Record Award”, nhưng “Second Love” đã đạt hạng 1 vào ngày phát sóng 16/12 trên chương trình “The Best Ten” cùng của đài TBS, “Cuối cùng, năm 1982 kết thúc với Akina, năm 1983 mở đầu với Akina. Từ khía cạnh này, tôi tự hào rằng mặc dù vẫn là người mới nhưng Akina đã trở thành một trong những ca sĩ đại diện cho năm 1982. Tất nhiên điều đó ngoài sức tưởng tượng của mọi người… tôi nghĩ đó là một kỳ tích.” (ông Tomioka)

Nhân tiện, tỉ suất người xem của “Japan Record Award” năm đó là 31.3% (theo Video Research, khu vực Kanto), thấp hơn 4 điểm so với năm trước.

Trong khi đó, vấn đề nan giải là single tiếp sau “Second Lone”.

Tuy nhiên, hướng đi của Akina hầu như đã được quyết định bởi Warner và văn phòng liên kết. Tomioka nói.

“Không cần phải nói, Akina không chỉ có khả năng ca hát mà còn có biểu cảm, nên phần còn lại là chọn hướng đi. Tóm lại, chỉ cần định hướng sai lầm thì chắc chắn không thể trở thành một ca sĩ tồn tại lâu dài được. Cấp trên của tôi cũng cùng suy nghĩ đó, nên tôi rất tự tin. Cái gọi là hướng nổi loạn và hướng trữ tình, nếu chỉ nghiêng về một bên thì sẽ đơn thuần trở thành một “ca sĩ dự án” mà thôi.”

Ông Terabayashi Akira (hiện là cố vấn kinh doanh của Avex label), tổng phụ trách quảng bá và sản xuất cho Akina tại Warner, cũng có suy nghĩ như vậy. Ông Terabayashi đặc biệt chú tâm tới việc “tạo sản phẩm có concept”. Nhìn vào mức độ yêu thích “Second Love” tiếp sau “Shojo A”, ông càng vững tin vào hướng đi sau này của Akina. Ông Terabayashi nhìn lại.

“Thời điểm đó, anh Urino Masao vẫn còn là tác giả mới, nhưng đã viết được những lời có gu thẩm mỹ và phù hợp với Akina. Điều đó cũng giống với bộ đôi Kisugi Etsuko và Kisugi Takao, nên tôi tự hỏi bằng những phong cách này, liệu mỗi người trong số họ có thể hoán đổi nhau như là “tác phẩm bộ 3” không. Nếu có thể xen kẽ 2 phong cách tác phẩm với nhau, thì chắc hẳn sẽ nhanh chóng giúp năng lực giọng hát của Akina được chú ý hơn.”

Và thế là “1/2 no Shinwa” do Urino viết lời đã được ra đời.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)

“Huyền thoại một Diva: Dấu tích và Phép màu của Nakamori Akina” (Kỳ 39)

“Kế vị Momoe” “Tình hình cuộc đua giải thưởng”,
Ý nghĩa sự hiện diện của Nakamori Akina tăng lên và thay đổi xu hướng chung

zakzak (08.09.2020)

Thời điểm cuối năm 1982 đang đến gần, “cuộc đua giải thưởng tân binh” bước vào giai đoạn cao trào.

Mặc dù Nakamori Akina ít được biết đến vào thời điểm ra mắt, nhưng doanh thu lâu dài của single thứ hai “Shojo A”, và sau đó single thứ ba “Second Love” thành hit lớn, đã khiến độ nổi tiếng và hiện diện tăng vọt, trong ngành thậm chí đã gọi cô là “tân binh đại diện cho năm 1982”.

“Sau khi Yamaguchi Momoe đột ngột nghỉ hưu vào năm 1980, “người kế vị Momoe” trở thành chủ đề lớn trong ngành. Trong số đó, ứng cử viên sáng giá nhất là Matsuda Seiko, ra mắt vào tháng 4/1980 với câu catchphrase “Dakishimetai! Miss Sony”, nhưng cùng với sự hiện diện tăng cao của Akina, chiều hướng cũng bắt đầu thay đổi, nếu mà nói thẳng ra thì, đã có ý kiến cho rằng Akina hợp với hình ảnh người kế thừa Momoe hơn. Phần lớn là nhờ ở những tác phẩm của Akina.” (người liên quan trong giới âm nhạc)

Dù vậy, “cuộc đua giải thưởng” không chỉ được quyết định bởi mức độ ủng hộ cao của người hâm mộ.

“Giải thưởng không phải thứ bạn được cho, mà là thứ bạn phải giành lấy”.

Có một bầu không khí trong ngành như vậy. Người liên quan trong ngành âm nhạc nói trên kể lại.

“Ban đầu phía Akina hoàn toàn không có ý nhắm đến giải thưởng Người mới xuất sắc. “Cuộc đua giải thưởng” là điều quan trọng để chứng tỏ sự hiện diện với công chúng. Đặc biệt là đối với những người mới. Đầu tiên là phải lọt được vào danh sách đề cử. Akina không hứng thú với các cuộc đua giải thưởng như xung quanh vẫn nghĩ. Thay vào đó, có thể cô ấy nghĩ rằng sẽ tận dụng việc tham gia cuộc đua tranh giải để may và mặc quần áo đẹp. Từ khi ra mắt Akina đã đặc biệt để tâm về trang phục rồi.”

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng “Chiều hướng của các “cuộc đua giải thưởng” đã thay đổi lớn” do Akina đã bắt kịp.

“Ví dụ, Akina đã đoạt “giải người mới xuất sắc” tại “Lễ hội âm nhạc Yokohama” do Radio Nihon (lúc đó là Radio Kanto) chủ trì, một chương trình được gọi là “Vũ môn” của người mới. Ngoài ra, cô cũng đoạt giải Người mới của năm tại “Japan Cable Radio Awards””. (giám đốc điều hành một công ty sản xuất lớn).

Điều gây ngạc nhiên nhất trong ngành chính là giải thưởng âm nhạc “JFN Listeakers Grand Prix” (kể từ năm 1993 gọi là “JFN Listeakers Award”) của FM Tokyo, được tổ chức tại Nakano Sun Plaza ở Tokyo vào ngày 25/12. Giải này được gọi là giải âm nhạc của “thời đại hoàng kim của đài phát thanh”, do cửa hàng băng đĩa lớn “Shinseido” đứng đằng sau lựa chọn theo số phiếu của khán giả, nên “có thể nói đó là thước đo độ nổi tiếng của năm đó”. (người liên quan công ty thu âm)

Và Akina đã giành được giải Grand Prix tại giải thưởng âm nhạc này.

“Số phiếu bình chọn của Akina thắng áp đảo. Quả thật Akina có được ủng hộ đông đảo của khán giả. Nhìn lại thì, tôi nghĩ rằng có lẽ từ trường hợp của Akina mà người nghe bắt đầu khó hiểu với cách nhìn nhận và hứng thú của ngành.” (giám đốc điều hành nhà sản xuất lớn nói trên)

Trong lúc đang quay cuồng với “Tổng quyết toán năm 1982” mang tên “cuộc đua giải thưởng”, thì ông Tomioka Nobuo (hiện là giám đốc đại diện của momo&grapes company), người phụ trách quảng bá cho Akina tại bộ phận quảng bá âm nhạc Nhật Bản tại Warner Pioneer (nay là Warner Music Japan), lại bận rộn lên kế hoạch cho bộ lịch năm 1984.

“Việc sản xuất lịch phải khởi động trước hơn một năm, nếu không sẽ không kịp. Thời đó việc bán lịch cũng là một phần của sự nổi tiếng, nên chúng tôi phải chú trọng về nội dung. Về cơ bản, chúng tôi đã xem xét mời các nhiếp ảnh gia cho bìa đĩa và poster của Akina, năm đầu là anh Nomura Seiichi, năm thứ 2 là anh Watanabe Tatsuo, và năm thứ 3 là anh Miura Kenji đã chụp cho YMO. Vì anh Miura của năm thứ 3 gặp một số vấn đề, nên chúng tôi đã thay thế bằng anh Shimizu Seitaro. Do anh Nomura “tĩnh” về mặt hình ảnh, nên chúng tôi nghĩ rằng anh Watanabe có thể biểu hiện mặt “động” của Akina, và đề xuất sẽ thể hiện phần “động” trong bộ lịch.”

Từ “tĩnh” sang “động”... Có thể sẽ biểu hiện được cảm giác sống động của Akina.

(Phóng viên giải trí: Watanabe Yuuji)