Saturday, November 7, 2020

“Ca sĩ Self-Produce” Nakamori Akina


Suzie Suzuki | hominis (6/7/2020)

Tôi thường xem chương trình của NHK “Let Go Young” trên kênh Kayo Pops. Đây là chương trình âm nhạc được phát sóng từ năm 1974 đến 1986, điều tôi cảm nhận sâu sắc trong những số nửa đầu những năm 80, đặc biệt là khoảng 1980 đến 1982, chính là “Chủ nghĩa Kawaii tối thượng” của Nhật Bản thời đó. Nói một cách khác, Nhật Bản vào thời này chính là một “Đế quốc Kawaii”. (*kawaii: dễ thương, đáng yêu)

Kiểu tóc uốn xoăn được chải tỉ mỉ một cách hoàn hảo, áo len màu pastel, váy ngắn và vớ cao. Không chỉ nữ giới, mà phái nam cũng thực sự “kawaii”. Từ năm 1983 về sau, mốt tóc ngắn cắt sát một màu đã từng chút một nuốt chửng “kawaii”. Tôi tự hỏi, liệu Nakamori Akina có thực sự hạnh phúc khi debut trong thời đại “Chủ nghĩa Kawaii tối thượng” như vậy không.

Điều đầu tiên khi tôi nhớ về Nakamori Akina, chính là câu chuyện liên quan đến bản hit “Kita Wing” được phát hành vào ngày đầu năm mới 1984. Tôi nghĩ đó là một câu chuyện ít được biết đến, nhưng ít nhất với tôi, đó là câu chuyện mang tính quyết định.

Khi tôi nhìn thấy 2 đoạn dưới đây được viết trong cuốn sách “Hotwax presents Kayokyoku Meikyoku Meiban Guide Sakkyokka-hen 1959-1980” (Shinko Music Entertainment), tôi đã kinh ngạc sững sờ ―― “Hayashi Tetsuji (chú thích: nhà soạn nhạc cho “Kita Wing”) được Akina tự mình đề cử đích danh”, “Tựa đề do Akina tự đề xuất”.

Ngoài ra, trong quyển sách “Showa-kayo Shokugyo Sakkyokka Guide” (Shinko Music Entertainment) cũng có viết, theo chính lời Hayashi Tetsuji thì “Tôi nghe từ đạo diễn rằng, chính Akina-san sau khi nghe OMEGA TRIBE đã đề xuất “Tôi muốn người này viết””.

Có thật không! Nakamori Akina, sinh ngày 13/7/1965 (ngoài lề chút là cô ấy cùng khóa với Koizumi Kyoko, ngoài lề nữa là cô ấy trên tôi một khóa). Điều đó có nghĩa, khi ca khúc được sản xuất vào giai đoạn có lẽ cuối năm 1983, thì cô ấy chỉ mới 18 tuổi.

Cho dù có sở hữu những bài hit như “Shojo A” hay “1/2 no Shinwa”, thì liệu một thiếu nữ chưa tròn 20 tuổi có thể tự mình chỉ định tiêu đề ca khúc và nhạc sĩ hay không, những staff xung quanh cho phép điều đó sao, và điều ngạc nhiên nhất chính là ở chỗ, định hướng của thiếu nữ ấy đã cho ra kết quả tuyệt vời, đạt hit 614.000 bản (Oricon).

Thử làm rõ ảnh hưởng của Sugiyama Kiyotaka và Omega Tribe xem sao. Câu đầu tiên “♪Love Is The Mystery~” cho đến đoạn điệp khúc làm nên bộ mặt của “Kita Wing”, nghĩ kỹ thì rõ ràng, cảm giác có cùng “gen di truyền” với đoạn điệp khúc “♪I can't say Haru ga Kite~” của “SUMMER SUSPICION” với cùng bộ đôi “lời: Kan Chinfa, nhạc: Hayashi Tetsuji” của “Kita Wing”.

Nhưng không chỉ có vậy, tôi có thể cảm giác “gen di truyền” tương tự ở câu “♪I Can't Stop The Loneliness~” trong “Kanashimi ga Tomaranai” (Anri) cũng của cùng bộ đôi “lời: Kan Chinfa, nhạc: Hayashi Tetsuji”. Rất có thể Nakamori Akina thích giai điệu của “♪I can't say Haru ga Kite” “♪I Can't Stop The Loneliness~”, và đó là lý do vì sao cô ấy lại đề xuất Hayashi Tetsuji.

Nhưng một lần nữa, cho dù có yêu thích giai điệu đến mức nào, liệu một cô gái 18 tuổi, lại được coi là idol, có thể nghĩ đến chuyện nhờ Hayashi Tetsuji sáng tác nhạc sao. Thêm vào đó, đề xuất tiêu đề “Kita Wing”, vốn là danh từ thực sự tồn tại ở sân bay Narita thời điểm đó.

Tôi sẽ trích dẫn một quyển sách khác. Từ cuốn “Matsuda Seiko to Nakamori Akina 1980s Kakumei” (Cuộc cách mạng Matsuda Seiko và Nakamori Akina trong những năm 1980) của Nakagawa Usuke (Asahi Bunko). Nakamori Akina thời ấy đã nói rằng “Ước mơ của tôi chính là trở thành một ca sĩ có thể hát thành thạo bất kỳ ca khúc nào ở bất kỳ thể loại nào”, và “tôi nghe các bản thu nếu có thời gian”.

Nếu vậy thì, đã có chút điểm thống nhất với câu chuyện trước đó. Nói cách khác, có thể nói bản chất cốt lõi của một người như Nakamori Akina, trước tiên là có “chủ nghĩa âm nhạc”, sau đó là nhắm đến âm nhạc tự mình tư duy, có chí hướng trở thành một “ca sĩ tự sản xuất” có thể tự mình làm chủ việc quyết định tiêu đề và nhạc sĩ.

Điều tôi nghĩ lại ở đây, là sự không phù hợp giữa “chủ nghĩa kawaii tối thượng” và “ca sĩ tự sản xuất” của “chủ nghĩa âm nhạc” đó. Và hơn nữa, là trái tim của tuổi 16 (năm 1982, độ tuổi khi cô ra mắt với “Slow Motion) debut gắn liền (hay bị gắn liền) với catchphrase “Cô gái tân binh xinh đẹp với một chút ecchi (Milky Ko)”.

Trên kênh Kayo Pops, vào ngày sinh nhật của Nakamori Akina (13/7), sẽ liên tục phát sóng “Let Go Young”, “Pop Jam” và “Bộ sưu tập album của nữ thần tượng thập niên 80 Nakamori Akina”. Tôi muốn mọi người xem rõ vẻ non nớt hồn nhiên của Nakamori Akina thời kỳ đầu, cũng như phía đối diện đó, là xen lẫn giữa “chủ nghĩa Kawaii tối thượng” và “chủ nghĩa âm nhạc”, cũng như trái tim của “cô gái A (Shojo A = Akina)”.

*********************************
Tác giả bài viết Suzie Suzuki, sinh ngày 26/11/1966, quê quán Osaka. Có sự hiện diện hiếm hoi với tư cách một nhà phê bình âm nhạc kiêm nhà phê bình bóng chày. Trong thời gian học ở trường đại học, ông ra mắt trên radio dưới tên “Suzie Suzuki”. Sau đó ông tích cực hoạt động viết lách cũng như tham gia trên sóng radio. Ông là tác giả của nhiều đầu sách như “Southern All Stars 1978-1985” (Shinchosha), “Cassette Tape Shonen Jidai 80-nendai Kayokyoku no Kaiho-ku” (KADOKAWA), “80-nendai Ongaku Kaitai Shinsho” (Sairyusha). Ông xuất hiện thường xuyên trên “The Cassette Tape Music” (BS12 Twelby) do BS phát sóng. Ông cũng được biết đến như một fan hâm mộ cuồng nhiệt của đội bóng chày Chiba Lotte Marines.

No comments:

Post a Comment