Friday, February 15, 2019

[J-NET REACT] Người nước ngoài: “Người Nhật có gu âm nhạc tốt”

[Topic] Người nước ngoài: “Người Nhật có gu âm nhạc tốt” Phản ứng của người nước ngoài về Nhật Bản, nước có nền âm nhạc bluegrass lớn thứ hai trên thế giới
[Nguồn] Surarudo (21/11/2016)
Bluegrass là thể loại âm nhạc dựa trên âm nhạc dân gian của người Scotland và Ireland di cư tới Mỹ (những người di cư từ Scotland nay là vùng Bắc Ireland, Ulster). (Nguồn: Wikipedia)

Nước Mỹ là nơi thịnh hành nhất của nhạc Bluegrass, nhưng Nhật Bản lại được xem là nơi phổ biến thứ hai.
Có một trang web nước ngoài đã giới thiệu về nhạc Bluegrass tại Nhật.
Nguồn: npr.org, Facebook.com

BÀI VIẾT TRÊN NPR - 30/10/2016

[Tiêu đề]
GẶP GỠ NHỮNG NGHỆ SĨ ĐẰNG SAU LÀNG NHẠC BLUEGRASS SÔI NỔI TẠI NHẬT
(Naomi Gingold)


Ảnh: Bluegrass Police là một tiết mục nổi tiếng tại câu lạc bộ Bluegrass ở Tokyo, Rocky Top. Từ trái sang phải là tay đàn mandolin Satoshi Hoshikawa (bị che khuất), fiddler Yuuko Wakabayashi, tay bass Tomonari Hiraizumi, người chơi banjo Tatsuya Kuwahara, guitarist và vocalist Mitsutaka Sometaya.

Khi 17 tuổi, Tatsuya Kuwahara lần đầu tiên chạm đến cây đàn banjo. Nó được xem là nhạc cụ duy nhất dành cho bài hát anh đang viết; thường anh chơi guitar rock và trống.

Hiện tại, chúng tôi đang ra khỏi cầu thang của một câu lạc bộ nhỏ ở Tokyo tên là Rocky Top, nơi ban nhạc Bluegrass Police của anh ấy vừa hoàn thành set diễn đầu tiên. Hôm nay, Kuwahara, hiện 29 tuổi, là một trong những người chơi banjo hot nhất trong làng nhạc bluegrass địa phương. Và tại đất nước Nhật Bản - nơi có thị trường âm nhạc lớn thứ hai trên thế giới - thể loại mà anh yêu thích đang hồi sinh.

Con đường mà Kuwahara đến với bluegrass và banjo không bằng phẳng. Thời trung học, anh đã bắt đầu nghe rất nhiều nhạc punk, sau đó là nhạc rock của Anh. Tiếp theo, anh nói, anh đã thực sự say mê Bob Dylan - người đã đưa anh đến với nhạc dân gian Mỹ, và sau đó là bluegrass. Và cuối cùng khi anh nhấc lên cây đàn banjo, anh đã không bao giờ quay đầu lại.

Lúc đầu thật không dễ tìm những người nghe đồng điệu. “Không ai xung quanh tôi quan tâm đến bluegrass,” Kuwahara nói. “Bạn bè tôi cũng không nghe. Còn gia đình tôi chẳng biết gì về nó cả.” Cuối cùng anh đã gặp gỡ và chơi nhạc với các nhạc sĩ hiện đang hoạt động lâu dài cùng Bluegrass Police tại các lễ hội bluegrass ở Nhật.

Nền âm nhạc bluegrass mạnh mẽ của Nhật Bản - được coi là lớn thứ hai thế giới, theo Bảo tàng  m nhạc Bluegrass Quốc tế - bắt đầu với hai anh em Yasushi và Hisashi Ozaki. Họ đã thành lập bộ đôi bluegrass đầu tiên của nước này vào năm 1957. Khi tôi gặp họ, họ đang mặc áo nỉ đôi. “Giống như anh em sinh đôi vậy,” Hisashi nói. Họ thật ra không phải là anh em sinh đôi, nhưng bạn có thể nói họ giống nhau qua cách nói chuyện và ngắt lời nhau. Giờ họ đã 85 và 83 tuổi, vẫn chơi cùng và vẫn làm cho nhau cười.


Ảnh: Yasushi (trái) và Hisashi (phải) Ozaki thành lập bộ đôi bluegrass đầu tiên của Nhật Bản, East Mountain Boys, vào năm 1957.

Anh em Ozaki đã yêu âm nhạc truyền thống Mỹ từ khi còn trẻ. Cha của họ, người đã học tập và làm việc tại Hoa Kỳ, đã trở về nhà với một đĩa hát, “She'll Be Coming 'Round The Mountain” - không phải nhạc bluegrass, nhưng dù sao cũng là nhạc mountain - và anh em họ vẫn giữ nó cho đến bây giờ.
※Mountain music là âm nhạc vùng Appalachia miền Nam nước Mỹ, tương tự như bluegrass

Nhưng vào những năm 1930 tại Nhật Bản, nó đã trở thành âm nhạc của kẻ thù. Mãi đến sau Thế chiến II họ mới được nghe âm nhạc country và roots mà họ yêu thích trên dịch vụ radio mới được thiết lập dành cho những lính Mỹ ở Nhật Bản. Họ muốn chơi nhưng không có nhạc cụ và tiền.

“Chúng tôi đã làm một cây đàn ukulele bằng hộp xì gà của cha tôi,” Hisashi nói. Yasushi mua dây shamisen, cắt một lỗ tròn trong vỏ và làm cổ đàn.

“Âm thanh thật kinh khủng,” Yasushi nói và cười lớn.

Một hộp xì gà có dây đàn từ nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản sẽ không có tác dụng gì, vì vậy mẹ của họ - đi ngược lại mong muốn của cha họ - đã bí mật bán đi chiếc kimono của mình để mua cho họ những cây đàn guitar đầu tiên. Họ bắt đầu chơi nhạc country cho American GIs. Cuối cùng, Hisashi đã mua một cây đàn mandolin và họ lập nên East Mountain Boy, được đặt tên theo Higashi, hay là East, tên một ngọn núi gần quê hương Kyoto của họ.

Họ đã biểu diễn tại một vài sự kiện lớn và được biết đến đôi chút; nhạc của họ thậm chí còn được phát trên radio Mỹ. Sau đó họ phải ngừng lại: Hisashi được gửi tới Nagoya vào một công ty bảo hiểm lớn và Yasushi đến IBM ở Hoa Kỳ. Anh em Ozaki hầu như bị lãng quên - cho đến khi họ bắt đầu chơi nhạc lại sau khi nghỉ hưu.

 m nhạc dân gian và sau đó là bluegrass đã bùng nổ một chút ở Nhật Bản vào những năm 1970. Sau đó, thoái trào. Giờ nó đã trở lại, và Rocky Top đã trở thành câu lạc bộ bluegrass ở Tokyo tồn tại suốt 36 năm qua.

“So với những năm 1970, lượng người chơi hiện tại thật đáng kinh ngạc”, chủ sở hữu và quản lý Rocky Top, Nobuyuki Taguchi nói. “Nó giống như sự hồi sinh lần thứ hai.” Số lượng người trẻ chơi nhạc, đặc biệt là phụ nữ, đã tăng vọt. Không giống như những năm 1970, nhiều nhóm hoạt động ở ngoại ô Tokyo, tại các trường đại học ở Hokkaido và ở phía đông bắc.

Rocky Top tối nay, mọi người đã tập hợp lại cho Bluegrass Police show. Chỉ có một hoặc hai nhóm bluegrass có được sự theo dõi thế này. Trên sân khấu, các nhạc sĩ cùng cười đùa, nhưng người chơi banjo Kuwahara đã không hưởng ứng.

“Đúng, tôi không cười,” Kuwahara nói khi xuống sân khấu. “Một anh chàng cười hết cỡ không được cool lắm. Người ta nói samurai không cười mà, phải không?"

Tôi hỏi rằng anh ta có phải là một samurai không, anh ta cười và bảo gia đình anh chưa từng là samurai. Anh ấy khá dè dặt, gần như ngại ngùng. Nhưng dù anh ta không cho thấy nụ cười trên sân khấu, nhưng anh đã kết thúc đêm diễn với câu chuyện tình đã mất một cách kịch tính và hài hước. Kuwahara chơi một số giai điệu rock và truyền thống Nhật Bản trên đàn banjo một cách châm biếm, và thậm chí còn có phần múa thoát y. Hãy nói rằng ban nhạc đã thể hiện tốt.

Bạn sẽ không thể bắt gặp Bluegrass Police ở Mỹ sớm được: Kuwahara nói rằng anh ta khá sợ những chuyến bay dài. Vì vậy, nếu bạn muốn xem toàn bộ ban nhạc - và phần còn lại đang phát triển rất nhanh - có lẽ bạn sẽ phải đến Nhật Bản thôi.

PV của Bluegrass Police:


Bình luận của người nước ngoài dưới bài viết trên trang Facebook của NPR
(Dịch từ bản dịch tiếng Nhật)

●Ở Nhật cái gì cũng có nhỉ.

●Không có gì bất ngờ.
Gu âm nhạc của người Nhật rất tốt.
Cứ nhìn nhạc Jazz ở Nhật là biết.

●Điều này rất mới mẻ đối với tôi.
Bạn tôi đang làm hội trưởng Hiệp hội Bluegrass ở địa phương, nên tôi sẽ cho họ biết.

●Nền bluegrass lớn thứ 2 thế giới, nói vậy chỉ có 2 nước thôi sao?
Không tôi đùa thôi.
Nhật Bản có hiểu biết tốt về mọi lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật.
Một nền văn hóa tuyệt vời.

●Ở đây trong mấy chục năm, nhiều người bạn đến từ Nhật Bản đang học về bluegrass tại trường đại học East Tennessee State
Mọi người ai cũng yêu bluegrass và cực kỳ tài năng!

●Cứ nhìn Shoji Tabuchi thì chẳng có gì ngạc nhiên.
※Nhạc sĩ người Mỹ gốc Nhật đang chơi fiddle (violin) cho nhạc country.

●Tôi từng đóng quân tại Nhật.
Nhạc country và bluegrass rất phát triển.

●Nhật Bản có rất nhiều tín đồ của Anne tóc đỏ.
Tôi có thể hiểu được.

●Hay quá!
Tôi thực sự muốn nghe band này!
Họ có đến Mỹ không nhỉ?

●Tôi muốn nghe một lần.
Họ sẽ hát “Rising Sun of Osaka” thay vì “Blue Moon of Kentucky” chứ nhỉ?

●Có thể nói rằng, người Nhật thật sự có gu âm nhạc tuyệt vời.

●Tôi đã không biết là bluegrass được yêu thích ở Nhật đấy!

●Uhm, Galax và Clifftop (đều là sự kiện âm nhạc bluegrass) lúc nào cũng có band nhạc Nhật Bản tham gia cả.

●Tôi nhớ mình đã trải qua nhiều thời gian ở Nashville với một người chơi fiddle tên là Morshige Noburu của band nhạc Bluefield.
Người Nhật này có tài năng âm nhạc về thể loại nhạc folk Mỹ.
Hình như đó là khoảng năm 1972.
※Nhạc sĩ Morishige Noburu hiện đang sinh sống và hoạt động âm nhạc ở Hawaii.

●Vào tháng 9 chúng tôi đã cùng đi xe đạp đến Bảo tàng Bluegrass Bill Monroe ở ngoại ô Nashville Indiana. Ở sau bảo tàng có một phần nhỏ dành cho quốc tế, và Nhật Bản đã được trưng bày ở một nơi nổi bật.
Rất là hấp dẫn!

●Cha tôi là một nhạc công banjo đồng thời là một nhà sưu tập nhiệt tình.
Tôi nhớ đầu những năm 90 cha tôi đã nói là nhiều nhạc cụ cổ dành để chơi folk mà cha muốn, đã bị người Nhật sưu tập cả.
Thật tốt khi biết rằng nền âm nhạc đó vẫn mạnh mẽ đến giờ.

●Điều thú vị là Czechoslovakia, nay là nước cộng hòa Séc, đã từng có nhiều band nhạc bluegrass hơn cả Virginia, được xem là đứng thứ 2 thế giới.
Tôi tự hỏi rằng mọi thứ đã thật sự thay đổi rồi sao.
Chỉ muốn nói là. Ngay cả ở Nhật bluegrass cũng được yêu thích.

● Tôi sống ở Nhật và chơi banjo - và tôi phải nói rằng rất khó tìm được vết tích của bluegrass, chứ đừng nói đến “sôi nổi”. Hầu như mọi người chưa từng thấy hay nghe banjo. Không may là bài báo này không được chính xác lắm.

●Khi tôi mang cây fiddle đến sân bay thì có một phi công ngồi cạnh tôi. Anh ta hỏi tôi chơi nhạc gì, và tôi nói là old time*. Hóa ra anh ta cũng chơi old time và yêu các chuyến đi tới Nhật, nơi anh ta luôn tìm thấy những session hay.
(*một loại nhạc mountain của Mỹ)

●Thật thú vị. Tôi đến từ New Orleans và yêu jazz. Thường thường khi tôi nghe live jazz ở ngoại ô Louisiana tôi không thấy ấn tượng lắm. Ngoại trừ lúc tôi đến Thái Lan cách đây vài năm. Tôi đã shock về chất lượng của band nhạc jazz của Thái, nhưng tôi đã không tìm hiểu về nền nhạc jazz nói chung ở đó. Có thể cũng có xu hướng tương tự đối với bluegrass của Nhật.

●Ban nhạc Nhật tôi yêu thích là Maximum the Hormone, (họ thường chơi Nu Metal mix với J-Pop).
Tuy nhiên gần đây tôi bắt đầu học mandolin nên tìm hiểu bluegrass và nhạc Irish.
Tôi sẽ check thử vài band bluegrass Nhật Bản trên Youtube...

●Cái này cũng chẳng mới lắm đâu.
Tôi đã làm một chương trình Bluegrass hàng tuần trên WRSW từ năm 1976 đến 1979, và lúc đó có nhiều Bluegrass đến từ Nhật Bản lắm.

●Thật đáng tiếc là câu chuyện này chẳng đề cập gì về Tomi Fujiyama hay sức ảnh hưởng của cô ấy đối với nhạc bluegrass và country ở Nhật.
※Ca sĩ country nữ, là người Nhật đầu tiên trình diễn trên chương trình live country music công khai của Mỹ “Grand Ole Opry”


●Ở Nhật có một thế giới bluegrass tuyệt vời, hơn nữa nó sâu sắc và phong phú hơn nhiều sự mô phỏng đơn thuần.

●Nền bluegrass Nhật Bản đã bắt đầu gần 50 năm trước với một ban nhạc rất nổi tiếng “The Bluegrass 45”, chúng tôi đã thu âm cho Rebel Records và đạt doanh thu khiêm tốn ở Mỹ và Nhật Bản. Các ban nhạc như The New South, Stanley Brothers, Spectrum,... đều đến diễn các buổi hòa nhạc tại Nhật Bản với lượng khán giả lớn hơn nhiều so với các bang.


●Tôi đã sống ở Hiroshima vào các năm 1985 và 1986. Chúng tôi thường lui tới một nhà hàng nhỏ tên là Clementines. Các món ăn là Mexico và âm nhạc là bluegrass. Tôi nghe được một số bluegrass hay ở đó, và phần thể hiện hay nhất của Tennessee Waltz mà tôi từng nghe.

●Thật thú vị. Tôi không mê bluegrass nhưng đã sống ở Nhật 12 năm, vậy mà chẳng biết gì về nó cả.

●Những người này thật tuyệt vời.
Từ Blue Ridge Mountain Home (họ không phải ở Nhật) cho đến “Tatsuya’s Breakdown” đều là những nhạc sĩ giỏi. Hãy xem họ trên Youtube.

●Cách đây mấy mươi năm tôi đã có dịp xem một band nhạc Nhật trình diễn country/western music tại một câu lạc bộ ở Honolulu. Họ rất tuyệt!

●Bạn cũng sẽ bị đánh gục nếu nghe nhạc salsa từ Nhật Bản đấy.

●Họ cũng tạo ra “Scotch” whisky ngon nhất đấy.

(Surarudo)
Thật ra ở Nhật Bản nhạc country/ bluegrass rất được yêu thích.
(đến độ hàng năm các sự kiện nhạc country được tổ chức khắp mọi nơi tại Nhật Bản)
Trước đây khi đến Tokyo, tôi cũng từng đi lễ hội nhạc country ở trước Nhà hát nghệ thuật Ikebukuro.

BÌNH LUẬN CỦA NGƯỜI NHẬT

1. Tôi thậm chí còn chưa từng nghe cái tên bluegrass, nhưng được khen thế này tôi thật sự vui lắm.

2. Tôi chưa từng gặp buổi diễn fiddle nhạc country hay bluegrass nào cả
Tôi nghĩ là ở Nhật nó chỉ là thứ yếu thôi, ngoài Mỹ ra chẳng có ý nghĩa gì

4. Tomi Fujiyama trong bài viết có giọng hát rất hay đấy

5. Nhạc Nhật dùng banjo và mandolin hồi thập niên 70 rất nhiều. Nhưng đó là ảnh hưởng từ western country và country rock, chứ không hẳn là ảnh hưởng từ bluegrass

98. ※5 Thập niên 80 “bluegrass” cũng khá thịnh hành.
Hay có thể nói là, vào thời đó mọi loại âm nhạc đều thịnh cả.

6. “Tôi sống ở Nhật và chơi banjo - và tôi phải nói rằng rất khó tìm được vết tích của bluegrass, chứ đừng nói đến “sôi nổi”. Hầu như mọi người chưa từng thấy hay nghe banjo. Không may là bài báo này không được chính xác lắm.”
↑Đây là thực tế.
Thậm chí còn chẳng hề tồn tại, không thể gây hiểu lầm thế được.

15.>>6 Chỉ vì phát ngôn của 1 người mà phán vậy sao…
Những ai không hứng thú thì chắc là không biết rồi,
Nhưng có rất nhiều người vẫn đang trình diễn ở Nhật.
Ở những sự kiện như vậy có nhiều người biểu diễn đường phố trong công viên nội thành, nhìn vào các yếu tố đó thì các band nhạc đang hoạt động cũng khá nhiều đấy.

23. ※6 Không phải sự sôi nổi dễ thấy,
nhưng vẫn hiện diện bình thường đấy.
Những bài hát kiểu thế này, nếu sống bình thường chắc cũng đã nghe ở đâu đó rồi chứ?
Ở trung tâm mua sắm hay lúc đi ăn chẳng hạn.
Thêm nữa, nhạc nền game cũng dùng loại nhạc này nhiều lắm w

9. Người Nhật đang hát jodeln tại Đức,
Những band nhạc trong bài viết cũng rất hay,
Classic không cần nói cũng tuyệt vời từ jazz, swing đến free.
Thật rất giỏi tiếp nhận tích cực nhiều loại văn hóa!
Hình như tôi đang tự khen thì phải (xấu hổ quá//)

10. Nhiều cụ trên dưới 60 thích bluegrass lắm
Senpai của tôi cũng đều đặn mở các concert và tôi thường đi nghe

11. Chà, có vẻ ít người thưởng thức bluegrass đích thực có kỹ thuật cao siêu nhỉ, trong chừng mực nào đó hương vị nhạc country vẫn nhuốm mùi trên người Nhật.
Những ca khúc nổi tiếng như Country Road vẫn được giới trẻ nghe, bài Darling của Nishino Kana mới đây có phần arrange là moro country vẫn bán chạy.

12. Điều chắc chắn là ở Nhật cái gì cũng có.
Ngay cả những nhạc cụ như flat mandolin, banjo, những nhạc cụ có tính năng tương ứng cũng nhiều hơn các nước khác.
KASUGA, BLUEBELL, Tokai hồi thập niên 70 có rất nhiều, không biết bây giờ còn không nhỉ.

64. ※12 Tiếc là Kasuga Bluebell giờ không còn công ty nữa
Tokai thì chỉ còn nhạc cụ Electric thôi
Tôi chơi guitar và đến giờ vẫn muốn có The Kasuga
Giờ tôi vẫn đang chơi Bluebell W-1500, âm thanh rất tuyệt
Những nhạc cụ cao cấp banjo, mandolin, guitar của Nhật thời đó đến giờ vẫn chơi tốt
Ở nước ngoài có nhiều nhà sưu tập chuyên về những loại trên lắm

13. Thật ra tôi thích nhạc bluegrass và country hơn rap.

14. Tôi nhớ đã từng nghe Natasha Seven gì đó trong băng cassette.

17. Tôi không nghe nhạc nhiều lắm, nhưng thi thoảng cũng thích banjo có Okuda Tamio

18. Người ta chia thể loại này nọ nào là J-POP, nhạc anime, metal, visual… rồi các hội fan gây hấn nhau
Người tiêu dùng chân chính sẽ nghe nhạc mà không quan tâm đến thể loại
Ngành công nghiệp âm nhạc ngày nay phân chia thể loại quá mức cần thiết và chẳng có ý nghĩa gì

19. Ngày xưa từng có quán rượu tên là Glass Hopper ở Takadanobaba
Mỗi ngày tôi đều đi ngang qua đó để về nhà
Chỗ đó chơi bluegrass mang âm sắc banjo
Thi thoảng tôi đi uống thử, có rượu bourbon và các món cajun
Chuyện của những năm 80 rồi, nhưng thời đó âm nhạc rất đa dạng

20. Đặc trưng của Nhật Bản là có mọi thứ không ngoại trừ âm nhạc.
Cho dù những thứ trào lưu, hay là những thứ ít người biết nhưng bạn thích, đều do có cái tính ham tìm hiểu và suy nghĩ tận cùng mà ra.
Nếu bạn tìm kiếm, sẽ thấy có những hội nhóm nhỏ ở đâu đó tại Nhật.

27.※20 Có một nhà báo người Anh sống một thời gian dài tại Nhật đã đề cập đến điều đó trong quyển sách tùy bút của ông ấy
Ở Nhật bất kỳ ngõ ngách của bất cứ lĩnh vực nào nhất định cũng sẽ có những nhóm người hiểu tinh thông nó.

21. Tôi thích nhạc country
Những ai yêu thích là những kẻ cuồng nhiệt cực kỳ đó

23. Takaishi Tomoya và The Natasha Seven cũng hay lắm đấy.

25. Tôi bắt đầu nghe bluegrass từ 10 năm trước rồi
Từ rockabilly cho đến country → những bài có cảm giác bluegrass.
Nhạc country thì tôi thích những bài chất chứa nỗi buồn
Còn bluegrass thì tôi thích những bài như Buried Alive by Love của Jussi Syren and the Groundbrakers. Người Nhật có vẻ thích âm nhạc có không khí như vậy, nên từ khá lâu trước đây, giới trẻ đã lập nhiều band chơi nhạc bluegrass. Chẳng phải giới trẻ cũng nghe OLEDICKFOGGY hay The Cherry Coke$ đó sao. Tôi thì thích những bài như Nostalgie của THE RODEOS. Cũng có những thể loại phát sinh như là Celtic punk.

26. Có cảm giác nó gần như tuyệt chủng ở khu khực Kanto rồi, nhưng ở Kansai vẫn còn khá nhiều bạn trẻ chơi đấy

29. Tôi thực sự muốn ngừng việc gom chung âm nhạc Nhật Bản vào cùng một cái tên J-Pop
Nhất định phải phân biệt rạch ròi idol và các thể loại khác

31. Bạn không thể tự hào về tính hiếu kỳ thấp của mình được

35. Nếu theo đuổi âm nhạc Irish cho tới nhạc rock, thể nào giữa chừng cũng sẽ đụng bluegrass
Mà cho tới lúc đó, chắc chẳng mấy gã còn nghe rồi

36. Trang này thường nhặt nhạnh tin tức ở từng ngóc ngách, khác hẳn những trang “phản ứng của người nước ngoài” khác
Admin trang này rốt cuộc đang thu sóng loại an-ten nào vậy

43. Country ấy nhỉ? Yamazaki Masayoshi thỉnh thoảng cũng hát những bài kiểu thế này.
Giai điệu dễ nghe, cảm giác rất hợp làm BGM.

45. Ở Nhật tùy khu vực mà sở thích âm nhạc cũng có khác biệt lớn
Đơn cử ở Toyama thì thích rockabilly

46. Mọi người có biết Lindy Hop không?
Từ sau năm 1945, nước Mỹ thắng trận cho rằng không phải lúc nhảy nhạc Mood, nên đã lan rộng điệu swing
Nhảy theo những bài như In the Mood của Glenn Miller band.
Những người trẻ hưởng ứng nó, nhảy điệu Lindy Hop có cách nhảy gần với Rock and Roll sau đó
Và rất nhiều người Nhật yêu thích trào lưu chỉ thịnh hành từ khoảng 1948 cho đến 1953 này. Hãy google thử nhé
Người Nhật thật khác thường! Người Mỹ cũng ngạc nhiên, kiểu, Sao lại biết được Lindy Hop vậy? À không, tại sao lại nhảy nó vậy??

49. ※46 Không không, giờ thì đâu còn khác thường nữa
Electro swing, thể loại pha trộn của swing và house, trừ Nhật Bản ra là điệu nhảy được yêu thích ổn định đã trên 10 năm rồi, số người nhảy nó cũng tăng lên.
Ở Nhật Bản thì lại là thể loại có tuổi thọ cực ngắn…

52. Thật tình đó không phải sở thích của tôi, không phải thứ tôi say mê, nhưng nó có thể khiến mọi người hạnh phúc không phải vẫn tốt sao.
Gần đây bảng xếp hạng Hit Chart cả Nhật và Mỹ đã không còn đa dạng nữa, tôi cũng đã chán trò hề dàn xếp của Nhật rồi.
Thêm nữa, gần đây tôi cũng chán ngấy những kẻ bình thản chỉ trích kiểu “vì tôi ghét”, “vì tôi không thích”, “vì tôi nghĩ khác” rồi.
Khả năng tiếp nhận dù nhỏ, nhưng nếu thích được thì nên thích.
Tôi mong là anh em họ sẽ mãi luôn hoạt động khỏe mạnh.

55. Không phải bluegrass, mà là nền công nghiệp âm nhạc đứng thứ 2 thế giới chứ

56. Tôi không biết là country với bluegrass khác nhau đấy.
Tôi nghĩ là người ta vẫn nghe toàn bộ như là nhạc country.
Tôi không biết bản thân bluegrass lại được xem là một thể loại.
Bài hát của người tên Tomi Fujiyama tôi từng tình cờ nghe đâu đó rồi.

58. Hoàn toàn không biết. Mới nghe lần đầu đấy.

59. Bài hát của người phụ nữ cuối cùng làm tôi nhớ tới Simon & Garfunkel

62. Nếu là BUMP thì quả nhiên là bài “Sharin no Uta”
Nhạc dân ca Ireland cũng thường được đặt lời Nhật và hát, nhưng vẫn thấy hợp
Những bài như “Omohide” trong drama “Shinya Shokudou”
Hay là ED của anime KonoSuba cũng do các band nhạc dòng nhạc này sáng tác, không ngờ lại gần gũi với người Nhật vậy.

63. Không phải nhạc tôi thích lắm, nhưng chuyện vẫn giữ được nhiệt huyết để tiếp tục sở thích và tài nghệ của mình thật là tuyệt vời

65. Ở Kansai từng có chương trình radio nửa đêm chuyên về bluegrass đấy
Nó đã phát sóng trong thời gian khá dài, nhưng không biết đã kết thúc từ bao giờ nữa

66. Nagira Kenichi cũng là hậu duệ của folk và bluegrass nhỉ

68. Kenny Rogers, Willie Nelson, sau đó là Nagira Kenichi

69. Thật khó để tìm được người Nhật nào biết phân biệt fiddle và violin

73.  m sắc banjo gợi bao nỗi nhớ quê hương

74. Như thường lệ, chuyên mục nước Mỹ của Surarudo-san lại mang đến cảm giác của một buổi họp lớp

82. Bluegrass? Là gì thế??? Tôi đã nghĩ vậy, nhưng nhìn thấy “Hashire Kotaro” “Araiguma Rascal” “Country Road” trong phần comment thì tôi có thể hiểu được giai điệu.
Tôi đã tưởng mấy bài này đều là nhạc country hoặc là American Pop’s chứ.

83. Là nhạc chúng ta nghe được ở Disneyland’s Westernland á hả? w

84. Thực tình tôi nghe cái tên này lần đầu đấy.
Người Nhật có xu hướng cái gì cũng muốn nỗ lực làm một lần nhỉ.

85. Cho tôi ly rượu pha nước nào

86. Hễ tiền bạc dính vào là các nhóm lợi ích cặn bã sẽ hoạt động ngay.
Ở Nhật thì âm nhạc minor (*ít nổi tiếng) có tính nghệ thuật hơn.

88. Tôi phải thừa nhận là người Nhật thật hỗn tạp
Vẫn còn nhiều người hời hợt quá
Cả âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều nổi lềnh phềnh những kẻ sành điệu hạng B

89. ※88 Tôi nghĩ là nước nào cũng có nhiều kẻ hời hợt giống vậy thôi.
Trong số nhiều người nông cạn đó, có số ít những kẻ chịu tìm hiểu, ở bất kỳ lĩnh vực nào ở bất kỳ quốc gia nào cũng không thay đổi.

90. Cảm giác thôn dã thật tuyệt vời. Tôi muốn vừa nằm dài nghe những bản nhạc như vậy, vừa ngắm nhìn những đám mây bay trên đồng cỏ nước Mỹ.

91. Nửa sau những năm 60, tôi đã chơi trong một band country ở trường trung học. Thời mà Hank Williams, Hank Snow, George Jones còn hoạt động. Ở Akita, electric và folk rất thịnh nên có ít người chơi bluegrass.
Sau đó chẳng mấy chốc đổi sang nhạc mountain mộc mạc hơn → bluegrass. Như là Jim & Jesse, Earl Scruggs & Lester Flatt, The Monroe Brothers…

94. Tennessee Waltz là do George Yanagi và Eri Chiemi hát.
Aa, và cả hai đã ra người thiên cổ…

No comments:

Post a Comment