Friday, February 15, 2019

[J-NET REACT] “Nhạc Nhật thập niên 80 thật tuyệt vời!”

Topic: [“Nhạc Nhật thập niên 80 thật tuyệt vời!” Phản ứng của người nước ngoài về bài hit “Plastic Love” của Takeuchi Mariya.]
Nguồn: surarudo (29.1.2018)
Hiện tại nhạc Nhật City Pop đang trở thành đề tài bàn luận ở nước ngoài.
Trong số đó phải kể đến ca khúc đặc biệt được yêu thích của Takeuchi Mariya “Plastic Love” phát hành năm 1984, video đăng lên youtube hồi năm ngoái trong vòng nửa năm đã đạt 5tr lượt xem (*thời điểm mình dịch bài đã được 24,7tr lượt xem).
Đây là phản ứng của người nước ngoài về “Plastic Love” của Takeuchi Mariya.

Nguồn: Bình luận Youtube
(phần này là người Nhật dịch lại những bình luận tiếng Anh trong video sang tiếng Nhật. Mình lược bỏ phần này)


Bình luận của người Nhật:

1. Takeuchi Mariya thì “Eki” vẫn là bài tôi thích nhất. Tôi cũng thích “September”, “Shetland ni Hoho wo Uzumete”, “Fushigi na Peach Pie” nữa, nhưng riêng “Kenka wo Yamete” ♪Watashi no tame ni arasowanaide (các anh đừng tranh cãi vì em nữa), thì tôi ghét
18. ※1 “Kenka wo Yamete” là ca khúc được viết cho idol Kawai Naoko
Lần đầu nghe tôi cảm thấy như đang phải gồng gánh cái gì vậy, nhưng khi Takeuchi Mariya hát với giọng thấp, “ahh, quả là bài ca của cô gái xấu xa” tôi bị thu hút và lần đầu cảm thấy nó hay.
Kawai Naoko là cô gái tốt, nên được cung cấp bài hát như này thật là tội nghiệp.
50. ※18 Đồng ý. Kawai Naoko không hợp với bài này. Nghe Maria đích thân hát đúng là ca khúc tuyệt vời.
Cái tôi thích nhất là cách thể hiện đầy sức sống của cổ.

2. Bài hát có đóng góp rất lớn của người phụ trách arrange và produce Yamashita Tatsuro.

3. Mỗi lần nghe DOWN TOWN của E P O tôi lại nhớ tới Hyoukinzoku

5. Tôi thích “Yume no Tsuduki” nhất.
Đến giờ vẫn còn nghe.

9. Lần đầu tôi nghe nhưng thấy rất hay.
Về khoản này tôi không thạo lắm, nhưng chất lượng tốt đấy.

12. Thập niên 90 quả là có một ranh giới bí ẩn w
Cái ngày Ride on Time bùng phát quốc tế sắp đến rồi nhỉ.

14. Nửa đầu những năm 90, “TWIGGY” của Pizzicato Five rất được các sinh viên người Pháp, người Mỹ ở Seattle yêu thích đấy.

20. Tôi rất vui vì Hosono Haruomi được đánh giá thuộc vào nhóm hiếm của Nhật Bản,
Nhưng không hiểu sao mấy video hàng triệu lượt xem của ông cứ bị xóa miết
Hơi đáng tiếc

22. Tôi cũng thích Takeuchi Mariya, nhưng sao lại là Plastic Love vậy?

23.Thật khó để người ta biết được cái hay của Nakajima Miyuki nhỉ
Dù ở Trung Quốc có vẻ cổ rất được yêu thích

25. Người ta tìm ra và khám phá lại City Pop từ Future Funk phải không. Vì tính âm nhạc nền tảng rất vững chắc, nên đến giờ nghe vẫn không thấy lỗi thời.
Còn bình luận này: “Tôi thích nhạc oldies của Nhật từ trước rồi, giọng nữ thời này nghe trưởng thành và sexy.
Còn nhạc Nhật bây giờ tràn ngập văn hóa học sinh trung học.”
Ôi không phải là hoàn toàn không có những giọng hát trưởng thành sexy đâu, vẫn có âm nhạc hướng tới trưởng thành, nhưng nó bị che khuất sau cái bóng của idol rồi.

28. Đến cả Matsubara Miki cũng có người biết đó.
(trên youtube cũng tới 6tr lượt xem! Cái gì đang xảy ra vậy?)
Quả thật nếu so với nhạc Nhật và K-POP gần đây, thì âm nhạc thời này tự thân bài hát là một tác phẩm chuyên nghiệp, chất lượng cao.
Thập niên 80, là thời kỳ âm nhạc Nhật Bản từ sự ngưỡng mộ nhạc phương Tây đơn thuần mà bắt đầu độc lập.
Các thể loại nhạc khác cũng trưởng thành một cách khủng khiếp.
33. >>28 Rốt cuộc, sự thay đổi của thời đại này, điểm mấu chốt chính là do ngành điện tử gia dụng Nhật Bản và sự khủng hoảng âm nhạc xâm chiếm thế giới, kéo theo nhạc cụ biểu diễn và thu âm cũng thay đổi nhảy vọt và trưởng thành.

29.  m sắc piano điện là điển hình của New Music (City Music) thập niên 80, không khí quả rất tuyệt
Mấy bạn trẻ Nhật Bản ngày nay nghe sẽ thấy sao nhỉ?

30. Thật ra đây là thời kỳ tăm tối, hầu như là bắt chước đặc thù nhạc phương Tây
Các bạn trẻ nước ngoài không biết sự thật đó, nghe lại thấy ngạc nhiên sao
Nhưng thật buồn, nguyên gốc lại là nhạc Tây đấy
41. >30 Vẫn có chút cảm giác giai điệu của pop Nhật, cái cảm giác mang vẻ sầu muộn.
Có lẽ do ảnh hưởng từ cảm tính buồn bã của người Nhật.

34. Nhạc thập niên 80 hay thật nhỉ. Tôi hơi khác mọi người là tôi hay nghe cover.
・Nakayama Miho Tsuiterune Notterune Hirano Aya cover
・Nakajima Miyuki Akujo Yonezawa Madoka cover
Nếu được, mọi người nghe thử nhé!

38. Không biết có thể trở thành trào lưu quốc tế được không nhỉ?
Thời kỳ này cũng có thể là thời kỳ ngọt ngào.
Tôi không để mắt lắm đến nhạc Nhật thập niên 80 mà chỉ tôn sùng jazz - fusion thôi
Long Vacation và On the Street Corner là mấy bài yêu thích của tôi

40.  m nhạc Nhật Bản là sự pha trộn độc đáo cách biểu diễn, âm điệu của nhiều thể loại, cả pop, blues và ballad.
Đó là ý nghĩa của cái gọi là “New Music”.
Đó là khuynh hướng đặc biệt nổi bật ở thập niên 80, cũng có thể thấy rằng âm nhạc hiện tại cũng dựa trên việc đào sâu nền tảng đó.
Bắt nguồn từ nước ngoài nhưng lại là một trong những cái được thăng hoa không có ở nước ngoài, nên đương nhiên là sẽ thấy tươi mới.
Qua nghiên cứu và cải thiện mà vượt qua cả xuất xứ, đó là đặc trưng mang bản sắc riêng của Nhật Bản.

43. Cũng cùng quá trình này, trước đây khi HIP-HOP vẫn là HIP-HOP, thập niên 90 hay 70 gì đó nhạc SOUL, FUNK JAZZ cũng được đánh giá lại và thu được lượng người nghe mới. Dù chưa từng nghe qua nhưng lại có cảm giác hoài niệm.
Những người nghe nhạc điện tử ngày nay, cũng có cảm giác hoài niệm âm thanh live của Roland và Moog thập niên 80.

48. Tôi thích vocalist Takeuchi Mariya
Nhưng songwriter Takeuchi Mariya thì đôi khi vẫn đặt dấu chấm hỏi

49. Người ta gọi nhạc Tây là “rhythm” còn nhạc Nhật là “melody”
Ca khúc này chính xác là kiểu rhythm nên được người nước ngoài tiếp nhận
Để người nước ngoài hiểu được melody line tuyệt đẹp của Nhật Bản thì vẫn còn xa nhỉ

52. Tôi thích bài Camouflage nhất. Drama cũng hay lắm.

53. ICE gì đó có vẻ là đỉnh cao của City Pop...

57. Còn bây giờ, không hiểu sao lại trở thành đống shit như này.
Không phải vậy sao?, chỉ có tôi là nghĩ vậy thôi hả.
70. ※57 Cùng ý kiến.
Những gì được đưa lên chương trình âm nhạc và media, nhờ quyền lực công ty và lăng xê, nên toàn là những thành viên nhạt nhẽo giống nhau, trai gái lùn xủn, nhóm các ông chú múa bạch tuộc, hát nhép, những nhóm cùng hệ sinh sôi từ gián-sama…
Kết thúc rồi

58. Tôi đã trải qua tuổi trẻ ở những năm 90 khi mà âm nhạc thập niên 80 là biểu tượng của âm nhạc quê mùa, nên cái trào lưu đánh giá cao thập niên 80 gần đây khiến tôi nhớ lại cảm giác cách biệt thời đại. Ôi cái gọi là trào lưu rồi cũng sẽ bị bác bỏ ở thời đại tiếp theo, rồi đến thời đại tiếp sau lại được đánh giá cao lần nữa, đó là thói thường từ xưa rồi.

59. Những nhóm idol tuổi teen thật chẳng tốt gì cho âm nhạc Nhật Bản. Cả Johnny nữa. Nền âm nhạc nhằm mục đích làm tiền chóng vánh từ TV và quảng cáo, từ hồi Akimoto của thập niên 80 đã tệ hại rồi.

62. Ông chú hiểu rõ thời đó tôi đây cũng thử comment xem.
Thập niên 80 là thời kỳ pha trộn của EP single và LP single.
Đó là lý do ra đời nối tiếp những single có thời lượng dài không vừa với EP nữa. Album vẫn như mọi khi là đĩa 33 vòng, nhưng LP single là 45 vòng. EP single thời đó có giá 500-700 yên, còn LP single tới 1000-1200 yên 1 cái, nhưng lại bán chạy điên rồ.
Đầu máy dành cho Linear tracking player và Metal tape bắt đầu được tung ra thị trường, khuấy động cả nền công nghiệp âm nhạc.
Hồi đầu máy cassette 60 vạn yên của Nakamichi xuất hiện thì các nhà sản xuất điện khí cũng đưa ra các sản phẩm audio chức năng cao hơn, hàng tuần những tạp chí audio như FM hay FM Rekoparu cứ điên cuồng làm những số đặc san (lol) đến độ có hẳn số đặc biệt như là “Nhạc này thì phải dùng máy này!” cơ, thật là một thời đại vui vẻ.
New Music được cho là bắt đầu từ thời Ohashi Junko, đã thay thế Folk song và dần trưởng thành.
Giới trẻ 20-30 tuổi bây giờ nếu nghe âm nhạc của thời đó hẳn sẽ nói “âm thanh thiếu thốn”, nhưng tôi nghĩ rằng nó vẫn dễ nghe hơn âm nhạc hiện đại mà tôi không biết họ muốn cho mình xem nhảy, nghe nhạc, hay nghe hát nữa.
Nếu là người cùng thời hẳn sẽ hiểu những gì tôi đang nói, tôi muốn các bạn trẻ hãy nghe nhạc Showa kayo, bao gồm cả enka chiến ca nữa.
Đặc biệt nữ giới không cần phải hát “âm cao ngớ ngẩn bắt nguồn từ Komuro”, mà vẫn có thể hát những âm cao tự nhiên không quá sức.

63. JPOP đã chết từ Komuro Family
Cảm tạ Bunshun
(*Komuro Family: những ca sĩ được cung cấp ca khúc từ producer Komuro Tetsuya)

66. Đối với tôi khi thập niên 80 kết thúc cũng là lúc âm nhạc Nhật Bản kết thúc
Nó đã trở thành trào lưu lỗi thời khi bắt đầu thập niên 90 rồi

67. Tôi có xem những người đến Nhật để lùng CD City Pop thập niên 80 trong chương trình “Bạn đến Nhật để làm gì?”, nhưng toàn mấy ca sĩ tôi không biết. Ngay cả cái từ City Pop cũng lần đầu nghe.
Nhưng ở nước ngoài (chẳng biết nước nào) thì dường như đang thịnh hành lắm.

72. Cho đến giữa những năm 2000 thì những bài hit vẫn có sự biến hóa.
Thương mại kiểu AKB thiết lập, Johnny wota, những nhóm nhảy nam điệu đà
Các band nhạc dù có nâng cao kỹ thuật, nhưng cách hát giống nhau, giai điệu giống nhau, hình thức cũng giống nốt

78. Do cơn sốt karaoke và Komuro mà âm nhạc Nhật Bản trở nên mục nát.
Cho đến nửa đầu thập niên 90 thì vẫn còn hay

80. “Street dancer” của Iwasaki Hiromi cũng rất nổi tiếng.
Mặc dù nó đã bị xóa nhiều lần
Mỗi lần như vậy người nước ngoài họ lại up lại
Cá nhân tôi thích âm nhạc vào những năm 70~90.

90. Có bình luận là “đoạn intro dài quá”,
nhưng mà đó là Extend Club Mix cho coupling single,
Single gốc chưa được 5 phút đâu.

98. Takeuchi Maria, Anri, Sugiyama Kiyotaka, Yamashita Tatsuro,...
 m nhạc của thời tuổi trẻ.
Hoài niệm quá
Tôi cũng thích Yuming và Southern All Stars nữa
Mỗi lần nghe như sống lại ký ức vậy.
Nhưng dù vậy, thật kỳ diệu là nhạc của họ cũng được người phương Tây tiếp nhận.
Có lẽ do hợp với cảm nhận và lối sống của người Nhật chăng.

100. Mới hôm bữa tôi tìm Plastic Love bản Yamashita Tatsuro thì phát hãi khi thấy bản của Takeuchi Mariya được hơn 5.8tr lượt, còn bình luận thì toàn tiếng Anh.

No comments:

Post a Comment