Saturday, June 22, 2019

[Topic] Người nước ngoài: “Nhật Bản đi trước thời đại” J-POP thập niên 80 bùng nổ thế giới

[Nguồn] Pandora no Yuutsu (26/08/2018), Comment: 963

Thịnh hành chủ yếu từ nửa sau thập niên 70 đến thập niên 80, City Pop là một trong những thể loại âm nhạc phổ biến của Nhật Bản.

Hòa cùng tính âm nhạc từ “new music” được trau chuốt,
Lời ca khúc cũng khác với thể loại folk hát khá nhiều về phản chiến và hòa bình lúc đó,
Dựa trên bối cảnh phong phú, và đặc trưng với mô tả mờ nhạt về cuộc sống nơi đô thị.
Thể loại City Pop này hiện đang bùng nổ ở nước ngoài, đặc biệt là  u Mỹ,

Tuần trước phương tiện truyền thông được gọi là “BBC thanh niên” của Mỹ là VICE đã lên một bài viết về “Plastic Love” của Takeuchi Mariya-san, với tiêu đề “Bài hát Nhật Bản thập niên 80 là ca khúc Pop hay nhất thế giới”.
(Chỉ với vỏn vẹn 1 năm “Plastic Love” đã vượt qua 17tr lượt view.
Lượng comment cũng hơn 10000, đa phần là người nước ngoài,
Hơn nữa, đã bị xóa đi và up lại nhiều lần).

Dưới bài viết của VICE và các clip liên quan có rất nhiều bình luận.
Tôi xin giới thiệu một phần.

**********
※Bình luận của người nước ngoài※

■ (+1 Mỹ) Nhạc Nhật thập niên 80 trong nháy mắt đã trở nên phổ biến

■ (+745 không rõ quốc tịch) Ca khúc phát hành từ những năm 80 nhưng nghe không hề lỗi thời. Tôi nghĩ có lẽ là do arrange xuất sắc. Nghe hiện đại như bài hát đầu thập niên 00 vậy.

■ (+4228 không rõ) YouTube cuối cùng đã đề xuất được một bài mà tôi có thể thưởng thức. 

■ (+40 không rõ) Từ ngày xưa tôi đã mê thể loại này rồi.
Dù vậy, nó cũng chẳng phải thể loại đặc biệt sôi động,
Nói là được yêu thích, nhưng không phải yêu thích đơn thuần đâu,
Mà là cảm giác nhảy vọt thành trào lưu mainstream luôn đấy.

■ (+5 Anh) Nhạc Nhật thập niên 80 là nhạc pop hay nhất thế giới?
Nếu nghe ca khúc của Shiina Ringo một lần,
Thì suy nghĩ của ký giả viết bài này có thể sẽ thay đổi.

■ (+201 Mỹ) Mariya Takeuchi đã kết hôn cùng Tatsuro Yamashita.
Cả hai vợ chồng cùng gửi đến thế giới âm nhạc tuyệt vời của họ.

□ (Mỹ) Mãi cho đến gần đây, âm nhạc Nhật Bản thập niên 80 là viên bảo thạch hầu như không được biết đến.
   ■ (Mỹ) Sao tự dưng nhạc thập niên 80 đột nhiên nổi lên dữ vậy? w
      □ Do ảnh hưởng lớn của SNS mà thể loại này được thế giới biết đến. Nếu tôi không có SNS, e là tôi cũng chả biết.

■ (+49 Mỹ) Tomoko Aran cũng là ca sĩ có tài năng quý giá.

■ (+3 Đức) Bây giờ sự yêu thích nhạc City Pop đã bén lửa, nhưng cho đến lúc đó, tôi thấy lạ rằng nhạc Nhật Bản không mấy được thế giờ biết đến, bất kể chất lượng âm nhạc rất cao.
Có lẽ đơn giản do bức tường ngôn ngữ chăng.
Tôi rất cảm khái vì một video đã được làm ra để giải thích bài hát này.

■ (+9 Anh) Tôi nghĩ rằng không có thể loại nào xuất sắc hơn City Pop

■ (+5 Mỹ) Mọi người đã nghe Vaporwave và Future Funk chưa?
Trên thế giới này có kiểu hòa âm như thế đó.
(※Cả hai đều là thể loại nhạc gần đây lấy hình mẫu từ ca khúc thập niên 80, 90
Đặc biệt chịu ảnh hưởng lớn từ City Pop)

■ Nguyên mẫu của Future Funk là City Pop phải khôngー!

■ (Chile) Hay nhất thế giới à, tôi không thể tán thành với chủ nghĩa thành kiến như vậy...

■ (+977 Mỹ) “Plastic Love” cũng là bài hát tôi rất thích!

■ (+1 Ireland) Tôi cảm giác như đã từng nghe “Plastic Love” trước đây rồi.
Có thể chỉ là đầu óc tôi bị sao đó thôi.
   ■ (+1 Ireland) Tôi cũng từng nghe cả trăm lần rồi. Có rất nhiều bài hát lấy mẫu từ bài này được đăng trên YouTube đó.

■ (+6 Mỹ) Vaporwave cũng là thể loại chịu ảnh hưởng từ J-POP. Để giới thiệu tinh hoa hoài niệm thập niên 80, 90, thì nhạc City Pop của Nhật là thích hợp nhất.

■ (+8381 không rõ) “Plastic Love” bị xóa đi đăng lại bao nhiêu lần.
Nghĩ đến chuyện lần này nó sống lâu vậy,
Chắc là đã bỏ công ty thu âm rồi nhỉ.

■ (Canada) Lúc đầu tôi nghĩ “Nhất thế giới có chém quá không vậy”,
Đến khi nghe thử, thì đúng là khó mà phủ nhận.

■ (+1 Australia) Đến giờ mới có bài báo này.
Từ trước tôi đã biết là sẽ tới thời City Pop mà.

■ (+3 không rõ) “Stay With Me” của Miki Matsubara cũng nổi tiếng đấy.

■ (Malaysia) “Plastic Love” thật sự tuyệt vời…
Nhân tiện thì đến giờ tôi vẫn nghe suốt Mr. Children...

■ (+51 không rõ) Từ giờ Mariya Takeuchi sẽ là huyền thoại luôn sống mãi.

■ (+21 không rõ) Thực tế nhạc Nhật thập niên 80 là một kho tàng kiệt tác!
Theo nghĩa đó thì tôi nghĩ Nhật Bản đã đi trước thời đại.
Nhưng nói thật thì, đến gần đây tôi mới biết được “Plastic Love”.
Những ai đã “phát hiện” ra nó quả thật đã làm một việc tốt.

■ (+2221 không rõ) Nghe bài này làm tôi muốn đến Nhật Bản vào thập niên 80, 90 lúc đó ghê.

■ (+1133 Brazil) Bassline của “Plastic Love” đúng thần thánh.

■ (+561 không rõ) Funk của Nhật có một sự quyến rũ khó cưỡng!
Hãy nghe thử band có tên là Casiopea!
Thật sự là một band nhạc tuyệt vời.
(※Thành lập năm 1977. Ngưng hoạt động năm 2006. Năm 2012 hoạt động trở lại)

■ (+82 Mỹ) Vài tháng trước tôi cũng lọt hố City Pop...

■ (+26 Indonesia) Cái gì tôi thích cũng trở nên phổ biến,
Làm tôi thấy mình như đang bắt chước người ta vậy, giận thiệt😑

■ (+11 England) City Pop của Nhật hoàn toàn là Mainstream rồi.

■ (+552 không rõ) Mẹ tôi là người Nhật, nên từ nhỏ tôi đã được nghe nhiều CD của cô ấy trong xe hơi.
Nên bài hát trở nên phổ biến trên internet và ở Mỹ làm tôi vui lắm😝

■ (+400 không rõ) Vài thập niên trước Mỹ rất ghét Nhật.
Nhưng bây giờ họ thích bất cứ cái gì đến từ Nhật.
Mọi người có thấy là chiến tranh thật ngu ngốc không?

■ (+2 Australia) Tôi phát hiện ra City Pop từ vài năm trước,
Nhưng giờ đây tôi hoàn toàn bị thể loại này mê hoặc rồi!

■ (+1245 không rõ) Hãy làm cho “Plastic Love” nổi tiếng hơn nữa, và đẩy nó lên hạng 1 Billboard của năm nào.

■ (+2584 Mỹ) Khi tôi vào YouTube thì nó đề nghị “Plastic Love” cho tôi.
Tôi đã không hiểu nổi sao lại đề nghị bài hát Nhật Bản cũ kỹ thế.
Thật tốt vì tôi đã miễn cưỡng di chuyển đầu ngón tay nặng nề của mình.


※Bình luận của thành viên Pandora Yuutsu※

1. Chắc là hay hơn mấy thần tượng thời nay được đánh bóng chứ?
5. ※1
So sánh với idol thời nay là thất lễ quá đó.

2. Hiểu rồi
Thập niên 80 có rất nhiều bài hát và ca sĩ hay
Ngày nay nhờ ơn âm thanh và hát đồng thanh mà chả có mấy bài và giọng hát hay

3. Takeuchi Mariya hơn 60 rồi mà chẳng già mấy
Ông chồng là quái vật mà nhỉ
12. ※3 Không được gọi quái vật! Giọng ổng là ikemen đó
31. ※12 Cô con gái lấy hết những gì đẹp nhất của bố mẹ nhỉ hahaa

4. Quay một vòng rồi lại cảm thấy tươi mới

6. Cái mà người Mỹ gọi là “City Pop”,
Chính là bắt chước trào lưu AOR của mấy người đó…

7. Nếu là “Plastic Kiss” thì tôi biết.

8. Có nhiều bài hát ngốc nghếch kiểu Các anh là Kiwi, Đu Đủ, Xoài♪ lắm đấy

9. Trước giờ chưa có tin kiểu này à?

10. Gì chứ, tôi tưởng nhiều bài bùng nổ yêu thích lắm, hóa ra có 1 bài à.

12. Nhạc thập niên 80 bây giờ nghe lại thấy có nhiều bài đầy sáng tạo.

14. Người toàn nghe Mixture như tôi không biết đấy w
Những ngày trời đẹp hoặc tâm trạng thanh thản mà vừa quét dọn vừa nghe sẽ cảm thấy thoải mái.

15. Thế giới này có biết bao nhiêu nhạc hay
Nếu có một môi trường có thể biết được những bài mình không biết thì tuyệt quá

18. Chắc ở nước ngoài người ta tưởng nhạc Nhật là Johnny với AKB đấy phỏng?
Ngay cả người Nhật cũng chỉ có mấy học sinh viên thị hiếu thấp kém mới nghe thôi w
Chính họ là nguyên nhân khiến âm nhạc Nhật Bản suy tàn.

19. Không phải mỗi J-POP, tôi thấy nhạc phương Tây thập niên 80 cũng rất nhiều bài hay.

21. Takeuchi Mariya, Yamashita Tatsuro hai người đều có giọng hát hay
Bài hát cũng hay, nhưng giọng hát chất lượng nghe rất an tâm.

23. Văn hóa Nhật Bản mạnh thật.

25. Nhưng âm nhạc ngày nay đã bị miệng ăn núi lở từ chính người trong giới rồi. Giống như là Lost Technology vậy.

27. Nghệ sĩ ngày nay bán vì vẻ ngoài hơn là bài hát.
Thập niên 80 có rất nhiều artist không có vẻ ngoài đẹp.

28. Thời đó tôi mê rock và nhạc phương Tây.
Tôi hoàn toàn đắm chìm trong Eurobeat.
Giờ nghe thử bài này thì thấy hay đấy.

34. Tôi chỉ nghe AOR phổ biến từ xưa thôi
Tôi chả biết hay chỗ nào nữa…

35.Cassiopeia là funk hả?

36. Nhạc ngày xưa bắt chước phương Tây rất nhiều, nên giờ được nước ngoài biết đến tôi có chút hơi xấu hổ

38. Không biết nhạc hay của Nhật Bản
Bởi vì cho đến gần đây họ khá là coi thường Nhật Bản phải không.

39. Plastic Love chắc là nổi tiếng trong cộng đồng fan Takeuchi Mariya lắm nhỉ

40. Thật không vậy? Không tin được
Nội dung toàn tiếng Nhật vậy cũng được đón nhận à

41. Giọng hát thanh thản nghe thích thật nhỉ.

42. Cá nhân tôi thích nhạc Nhật thời nay hơn thập niên 80.
Tôi không hiểu lắm về âm nhạc đâu.

44. Takeuchi Maria là phải nói tới Single Again

51. Takeuchi Maria
Mấy bài khác tôi cũng thường nghe lắm… Cơ mà bài này là lần đầu tiên

53. Kikuchi Momoko cũng được cho vào thể loCity Pop
Thật thú vị khi có những bình luận từ người nước ngoài trên Youtube

55. Bass cool quá đi

57. Tôi biết là nhạc thập niên 80 hay rồi, nhưng những gã đang chê bôi bài hát của idol thời nay ấy
Chắc cũng chả nghe đâu nhỉ

58. Trong chương trình “Bạn đến Nhật để làm gì?” cũng thường xuyên gặp những người Mỹ đã cất công đến tìm mua đĩa City Pop đấy.

60. Takeuchi Maria rất được yêu thích ở nước ngoài nhỉ.
Mặc dù còn nhiều người khác như Ozaki Amii, Anri, Yagami Junko, Oe Senri, Akira Takao, Inagaki Junichi, Sano Motoharu… nữa.

62. Tôi không thích Takeuchi M, cả ông chồng dạo gần đây nghe giọng cũng khó chịu, nhưng cũng có 1 bài hát yêu thích, trong lúc nghe thì kiểu như trạng thái lên men dưa chua vậy, có độ sâu hương vị nên dần trở thành thói quen.

68. Chẳng phải ca khúc của idol hồi đó quá hay sao.
Dù cho có dở tệ, thì do ca khúc hay sẽ được cover, dù cho có ai đó cover lại và hát hay chăng nữa, thì hương vị của bản gốc vẫn là số 1.

69. Tôi thích Single Again của Takeuchi Mariya.

70. Tôi nghe thử video rồi nhưng cũng không thích lắm
Được người Mỹ thích là chuyện tốt à

74. Ngày xưa, khi Matsutoya Yumi ở thời đỉnh cao
Dường như đã từng nói là,
Ở Nhật Bản những nữ nhạc sĩ sáng tạo độc đáo, thật sự chỉ có 3 người là tôi, Nakajima Miyuki, và Takeuchi Mariya.

76. Bassline thật sự gây nghiện đó.

79. Nhưng người thật sự hay nhất là Seiko-chan

81. Ngày xưa là ca sĩ hát, nhưng ngày nay là idol hát. Idol thì không thể thắng nổi ca sĩ về năng lực ca hát rồi.
Thập niên 80 và cả 70 là thời đại mà bảo vật rải khắp thế gian. Còn bây giờ tôi cảm nhận sâu sắc rằng là một thời đại buồn chán.

84. Ngành công nghiệp âm nhạc trong 20 năm qua thật quá rác rưởi

87. Không tệ, nhưng cá nhân tôi thích September hoặc Eki hơn.

88. Vào thời điểm đó, ngay cả các bài hát của idol cũng ở cấp độ hơn xa so với bây giờ
Con đường idol chính thống đã bị Nyanko phá hủy

93. Hồi còn nhỏ tôi chỉ biết nhạc idol coi được trên TV, cho đến khi lần đầu nghe Off Course (Oda Kazumasa), tôi đã ngạc nhiên vì “có giọng hát và ca khúc thế này sao!”
Đến giờ tôi vẫn đi xem live của Oda Kazumasa đấy

94. Trên Youtube có một channel gọi là City Pop RADIO chuyên phát LIVE City Pop cả ngày đấy
Người nước ngoài túc trực thường xuyên ở đó

95. Bây giờ có rất nhiều bạn trẻ Nhật biết đến cái hay của nhạc thập niên 80-90.
Các học sinh trung học đã viết đại loại như là “Mình đang nghe nhạc thập niên 90. Mình không thấy nhạc hiện đại thu hút”. Và có cả học sinh trung học khác đáp lại “Đồng ý” nữa.

96. Nhật Bản cho đến thập niên 70 nửa sau 80.
Rồi Onyanko Club xuất hiện,
Và giới âm nhạc Nhật Bản vứt toàn bộ
 m nhạc rẻ tiền của Komuro trở thành chủ đạo và mục nát cho đến bây giờ.

97. Tôi chẳng rành âm nhạc mấy,
Nhưng tôi nghĩ rằng những ai chú ý đến Takeuchi Mariya có gu tốt đấy.
3 người đồng thế hệ cùng với Yuming và Nakajima Miyuki, đều mang hình ảnh những người có thực tài.

98. Tatsuro rất đam mê những âm thanh, nên ca khúc được ghi âm ở đỉnh cao nhất thời kỳ đó
Đó là lý do bài này nghe dễ chịu và hay như vậy

100. Ca khúc kiểu này chỉ là đè tiếng Nhật lên nền nhạc kiểu Mỹ đen thôi
Nên những điều như là Nhật Bản đi trước thời đại nghe thật xấu hổ, xin ngừng lại đi
Tuy nhiên kỹ thuật ghi âm của Nhật Bản thời kỳ đó đúng là rất tiên tiến.

963. Nhạc phương Tây những năm 80 cũng rất tuyệt vời
Có lẽ đó là thời kỳ melody line được khai thác nhiều nhất trong giai đoạn quá độ của âm nhạc.

No comments:

Post a Comment