Wednesday, December 12, 2018

[PROFILE] DA PUMP (1996 - )



DA PUMP là nhóm nhạc nam Nhật Bản, trực thuộc Rising Production. Nhãn đĩa SONIC GROOVE.

DA PUMP

Tên khác: DP
Xuất xứ: Nhật Bản
Thể loại: J-POP
Thời gian hoạt động: 1996 -
Label: avex tune (1997 - 2010)
SONIC GROOVE (2011 - )
Công ty: Rising Production
Cộng tác: m.c.A・T, Imai Daisuke, SASA (tác khúc, biên khúc)

HP: http://dapump.jp/
Facebook: https://www.facebook.com/dapumpjp/
Twitter: http://twitter.com/DAPUMPJP
Blog: https://ameblo.jp/da-pump-blog/
TikTok: http://v16.tiktokv.com/4b6X/, http://v16.tiktokv.com/Hm1m/
Youtube: https://www.youtube.com/user/DAPUMPch

MEMBER
- Vocal: ISSA
- Performer:
DAICHI
KENZO
TOMO
KIMI
YORI
U-YEAH
- Thành viên cũ:
SHINOBU
YUKINARI
KEN
KAZUMA

Saturday, June 2, 2018

[JNET] Phản ứng của người nước ngoài về nghệ sĩ Jazz Nhật Bản “Xin hãy cho tôi biết về nhạc jazz Nhật Bản”



(Chủ đề trên sow 25.3.2018) Phản ứng của người nước ngoài về nghệ sĩ Jazz Nhật Bản “Xin hãy cho tôi biết về nhạc jazz Nhật Bản”.
Nhật Bản là đất nước đặc biệt yêu thích jazz, và sản sinh ra rất nhiều nghệ sĩ nhạc jazz.
Hãy nghe các fan nhạc jazz nước ngoài đang nói gì về jazz Nhật Bản.
🎵🎵🎵🎵

(Chủ đề trên reddit): Jazz Nhật Bản?

Đây có thể là một yêu cầu kỳ lạ.

Gần đây tôi có tìm hiểu nhạc jazz của các nước khác nhau, như Pháp, Anh...

Tôi cũng xem vài bộ phim Nhật có những bản nhạc jazz thú vị, và chợt nghĩ tại sao mình không tìm hiểu nhạc Jazz của Nhật nhỉ?

Và không biết do trình google của tôi quá tệ, hay jazz Nhật thực sự không hề tồn tại không. Tôi nghĩ là lý do đầu tiên hơn. Nên tôi mong mọi người ở đây có thể gợi ý cho tôi nhé!

Xin cảm ơn trước!


EDIT: Tôi đã xem qua, và cảm ơn tất cả, cơ mà tôi đã không nghĩ sẽ được phản hồi tích cực đến vậy đâu! Cảm ơn gợi ý của mọi người! Thật tuyệt vời và tôi có thể khám phá được nhiều hơn! Trân trọng cám ơn!

Monday, January 1, 2018

(Mainichi Shinbun - 22.11.2017) SHOWA-KAYO GÂY SỐT! GIỚI TRẺ 10~20-DAI CŨNG MÊ MẨN


・Showa-kayo/ Kayo-kyoku: Những ca khúc phổ biến thời Showa (1926-1989).
・10-dai: độ tuổi 10~19, 20-dai: 20~29
Showa-kayo những năm 1970~80 đang gây chú ý.
Những tưởng chỉ bùng nổ trong độ tuổi trung cao niên tiếc nhớ thời thanh xuân, mà cả lứa tuổi 10~20-dai cũng mê mẩn.
Thời Heisei đã qua 29 năm. Tại sao trong thời đại đầy thú vui giải trí ngày nay, những ca khúc Kayo thời Showa lại thu hút như vậy? (Suzuki Miho)

SỨC HẤP DẪN TỪ THỜI ĐẠI CÁC NGÔI SAO TỎA SÁNG/
ĐỒNG CẢM VỚI LỜI CA GẦN GŨI ĐỜI SỐNG


“Amuse Cafe & Theatre” ở Asakusa, Tokyo. Nếu đến vào đêm cuối tuần, bên trong nhà hàng sức chứa 80 người gần như đã kín chỗ.
Đây là nơi nhóm “Torahime Ichiza” hát và nhảy theo motif Showa Kayo.
Được thành lập vào tháng 12.2010 với concept “hồi sinh nhạc xưa Showa Kayo”, đến nay nhóm đã có hơn 2900 lần công diễn.
Tiết mục của tối nay là những bài hit thập niên 70 của nhóm “Candies” nổi tiếng, mang tên “Kỳ tích thập niên 70 “Hohoemi ga eshi”.
Hòa cùng nam giới trung cao niên, nổi lên dáng vẻ những bạn trẻ đang độ tuổi đôi mươi.
Ichiza xuất hiện trong bộ váy màu xanh phảng phất hình ảnh idol những năm 70.
“Hãy cùng nhau hát nhé!”. Họ tươi cười kêu gọi và đám đông reo hò đáp lại.
Đến bài hit năm 76 “Haru Ichiban”, khán giả cũng vui vẻ bắt chước nhảy theo, và cùng hát đồng thanh “♪mou sugu haru desu ne”. Cả hội trường hòa thành một.
Trong khoảng 1 tiếng rưỡi của chương trình, những ca khúc “Heart No Ace Ga Detekonai” “Shonen no otoko no ko” đầy sức thu hút, và góc “Câu chuyện Showa” cũng thế.
Cảnh tượng những bà mẹ mặc tạp dề, cậu trai mặc quần cộc vây quanh chiếc bàn gỗ nhỏ như ngược thời gian về thời Showa.
Mỗi tháng cất công đến đây 1-2 lần, cô gái làm nghề thiết kế web (29t) cho biết: “Từ hồi trung học em đã thích nghe nhạc Kayo rồi. Bài hát yêu thích á? Như là “Memory Glass” của Horie Atsushi.”
Một người đàn ông (34t) được nữ giới dẫn đến cũng thấy hài lòng. “Tôi muốn nghe Candies nhiều hơn. Vũ đạo và giai điệu rất dễ nhớ.”
Nhóm Torahime Ichiza bao gồm 13 thành viên nam nữ tuổi từ 17~34. Nhóm trưởng “Nao”-san (29t) là một trong những thành viên sáng lập.
Sau buổi diễn, anh bồi hồi nhìn lại chặng đường đã qua. “Ban đầu mới thành lập, người xem rất vắng, có lúc số người biểu diễn còn nhiều hơn khán giả.”
Tuy nhiên, vài năm trước xuất hiện phong trào quay lại cái hay của thời Showa. “Ban đầu chủ yếu là độ tuổi 60~70, sau mở rộng ra, số người xem trong độ tuổi 20~30 cũng tăng lên.”
Nao-san nghĩ về tình huống ấy như sau: “Do giới trẻ nghe nhạc Showa-kayo như là “nhạc mới”.
Trước khi gia nhập Torahime Ichiza tôi cũng nghe nhạc phương Tây và hip-hop, nhưng khi biết được cái hay của ca từ và giai điệu thời Showa, thì giờ tôi toàn nghe nhạc thời đó thôi.
Chính vì Showa là thời đại các ngôi sao mang “dáng dấp ngôi sao” tỏa sáng đã tạo nên sức hấp dẫn.”

Nếu đặt chân đến các karaoke box ở thủ đô Tokyo, thử hỏi suy nghĩ thật của giới trẻ, sẽ biết được “tình yêu” nồng nhiệt của họ dành cho Showa-kayo.
Một nữ sinh năm 3 đại học (21t) cho biết, “Khác biệt nằm ở sức nặng ca từ vượt trội! Giai điệu đẹp nên em nghe rất nhập tâm.”
Bài hát trong danh sách đợi là bản ballad năm 80s “Rainy Blue” của Tokunaga Hideaki. “Gần đây em chỉ tập hợp đám “yêu thích Showa” đi karaoke thôi. Mọi người đều thích thú với bài vừa nãy, nếu em lạc quẻ thì gay lắm”. Một nữ sinh năm 3 trung học (18t) tuổi “Showa-kayo đối với em là “Major” đó”.
Trong một karaoke box, tôi đã bắt gặp cảnh tượng thế này. Nhìn qua lớp cửa kính trong phòng là 3 chàng trai cô gái độ tuổi 20.
Nhưng, giọng hát len lỏi vọng ra hành lang lại là những ca khúc phổ biến thập niên 70~80. Tôi đã hỏi một nữ sinh viên năm 4 đại học (22t) gặp ở toilet. “Tại sao lại là Showa-kayo?”
3 người là bạn cùng lớp thời trung học. Mỗi tháng, họ tận hưởng 2 giờ đồng hồ cùng “mối ràng buộc Showa”. Bài ruột của cô gái là “Silhouette Romance” của Ohashi Junko. Cô bắt đầu nghe do ảnh hưởng từ cha mẹ “Ca từ và giai điệu khiến em đắm chìm trong thế giới tâm trạng của người trưởng thành, rất thu hút. Thất tình đương nhiên phải nghe nhạc Showa! Lời ca rất thấm thía.”
Có điểm chung của những câu trả lời. Đó là ca từ các bài hát thời Showa, thường về tình yêu tan vỡ, cái chết của người thương, hoặc những điều gần gũi với cuộc sống. Những điều phổ biến đó tìm được sự đồng cảm nơi người trẻ.
Có thể cùng trao đổi quan điểm với cha mẹ, có lẽ đó cũng là sức mạnh của Showa-kayo.
Mùa hè này, ca khúc giúp trường Tomioka trở thành tâm điểm và đứng thứ 2 tại đại hội nhảy múa trung học là bài hit “Dancing Hero” (1985) của Oginome Yoko.




Nếu ghé thăm “Showa-kayo BAR Young Man” nằm trong một tòa nhà thương mại ở Shinjuku, sẽ thấy trên màn hình chiếc TV treo tường lớn (65 inch) lần lượt xuất hiện hình ảnh của các ca sĩ thần tượng thập niên 70~80.
“Nơi các fan gặp gỡ” đã 8 năm, người mở cửa hàng, ông Iwasaki Shinji (52t) cho biết “Lượng khách tập trung ở độ tuổi 40~50, nhưng 3 năm gần đây lượng khách tuổi 20~30 dần tăng”. Cuối tuần già trẻ trai gái tập trung đông đúc, cùng đồng thanh các ca khúc của ngày xưa. Ngọn nguồn cảm giác đồng nhất này là gì. “Quay nhìn lại thập niên 80, thời đó chẳng phải không có nhiều thú giải trí như bây giờ sao? Trong bối cảnh thời đó, truyền hình là thú giải trí “vương đạo” (dễ dàng). Những chương trình ca nhạc như “the Best Ten”, “the Top Ten” được biết đến và quen thuộc với mọi lứa tuổi. Vốn dĩ, niềm vui thú bất kể tuổi tác chính là Showa-kayo”.
Nhà phê bình âm nhạc Makaino Motohiro (52t), tác giả của “Showa-kayo pops albums guide”, khi so sánh nguồn gốc hình thành các bài hit gần đây, đã chỉ ra rằng:
“Thời nay tự sáng tác, tự biểu diễn “tự tác tự diễn” là chủ yếu, nhưng những năm 70~80 thì lại khác. Những producer của công ty thu âm có thẩm quyền nhất tập hợp những nhà soạn nhạc, viết lời giỏi để sáng tác, và ca sĩ có năng lực ca hát để trình bày. Nói cách khác, các ca khúc nổi tiếng thời Showa với mục tiêu cuối cùng nhằm “để bán”, là kết quả công việc của một tập thể chuyên nghiệp. Do đó có thể chiếm được tình cảm của đại chúng. Đặc trưng là cao trào ấn tượng, lời ca mang sức mạnh ngôn từ, và biên khúc hay.”
Khi internet trở nên phổ biến, mọi người có thể tiếp cận với âm nhạc trên toàn thế giới nếu họ muốn. Theo ông Makaino, “Giới trẻ 10~20dai ngày nay, từ thuở bé đã tiếp xúc âm nhạc đa dạng, có tai nghe tinh tường. Nên sẽ chẳng ngó ngàng đến những gì họ cho là “lỗi thời”, “không hấp dẫn”. Showa-kayo sẵn có sức lôi cuốn những người trẻ như vậy.”
Showa là thời đại mà cả gia đình cùng quây quần bên một chiếc ti-vi và thưởng thức cùng một chương trình truyền hình. Ở nơi đó đã sản sinh ra nền âm nhạc đại chúng, mà trải qua bao thế hệ vẫn còn được hát đi hát lại.

---------

Bình luận của J-net:

(GC) 29.11.2017

4. [+166 -7] Gần đây Dancing Hero cũng bắt đầu nổi lên.

5. [+214 -12] Nhạc xưa rất chăm chút ca từ.
Gần đây toàn xen tí tiếng Anh vào, ý nghĩa thì mập mờ.

6. [+211 -8] Lúc thằng con trai trung học của tui bảo “Bài Akai Sweet Pea hay thật nhỉ”, tự nhiên tui thấy vui ghê lol

8. [+171 -3] Thời nay toàn mấy bài hit chẳng ai nhớ tới

9. [+11 -5] Ôi ôi, khách của Torahime Ichiza toàn mấy cụ trên 60 thui...

10. [+175 -10] Vậy còn tốt hơn là mê K-pop

12. [+179 -4] Nhạc xưa vừa hoài niệm vừa tươi mới.
Nhạc phương Tây cũng vậy.
Nhạc rock hồi xưa rất thu hút.

13. [+133 -7] Tôi thích bài “Momen no Hankachiffu” lắm

17. [+61 -3] Không có rap nên rất dễ hát.

25. [+147 -3] Trong chương trình Shabekuri hôm qua Shishido Kavka cũng ca ngợi Showa-kayo hết lời!
Mấy em hát lên những lời ca giàu hình ảnh thật tuyệt.
Khác hẳn những idol rẻ tiền ở đâu đó!

28. [+85 -3] Xem twitter sẽ thấy giới trẻ nhiều đứa thích Showa retro lắm.
Giống như trào lưu “Taisho retro” thời Showa vậy.

36. [+127 -8] Vì chúng ta đang ở thời đại mà những thứ như này lại nổi tiếng.
http://up.gc-img.net/post_img/2017/11/RqAsXaCPsoQtjgO_gubL4_36.jpeg

37. [+89 -5] Đứa con gái học lớp 6 của tôi gần đây cũng hát mấy bài của Yamaguchi Momoe với Matsuda Seiko
Hình như cũng thích cả The Blue Hearts nữa
Rất dễ tìm xem trên Youtube và dễ nhớ

45. [+82 -3] Hồi xưa ca sĩ hát hay và có nhiều ca khúc đi vào lòng người

55. [+25 -8] Cách đây vừa 2 năm,
Tui cực bất ngờ khi biết nhân viên mới ở công ty thích Amuro Namie
Tui hỏi “Em đâu ở thời đó, sao lại thích vậy?”,
thì ẻm bảo là nghe trên youtube, thích rồi muốn đi xem live
Tiện thể, ẻm có vẻ chẳng hứng thú gì với AKB-kei mà truyền thông đang tung hô đâu
Cái gì hay thì sẽ vượt qua ranh giới thế hệ thôi

58. [+70 -2] Ca khúc hồi xưa có lời hát vẽ lên cả một câu chuyện
Aku Yuu-san quả là xuất chúng
(Aku Yuu: người viết lời ca khúc, nhà thơ, tiểu thuyết gia)

63. [+45 -0] >> Hãy thêm cả Matsumoto Takashi-san vừa nhận “Huy chương dải băng tím” năm nay nữa

64. [+64 -5] Tôi sinh thời Heisei U30, nhưng cũng cho là Showa-kayo level cao hơn hẳn JPOP thời nay. Hết sức kính trọng Aku Yuu, Matsumoto Takashi, Tustsumi Kyouhei.

70. [+22 -2] Hồi trung học tôi tình cờ nghe ca sĩ mình yêu thích cover lại Showa-kayo, rồi hứng thú với kayo luôn. Giờ vẫn có nhiều bài nằm trong list bài yêu thích và chọn hát karaoke của tôi. Mấy bài tôi thích là “Akashia no ame ga yamu toki”, “Jinsei Ichiro”, “Gakusei Jidai”, “Goban-Gai no Marie”,...
Lời bài hát của Aku Yuu-san, tuy là đàn ông viết nhưng vẫn có những phần nữ tính, nên tôi rất thích.

80. [+38 -2] Tôi muốn giới trẻ nghe “Hatsukoi” của Murashita Kozo
Nghe bao nhiêu lần cũng thấy đau lòng…
Thật sự rất hay, giọng hát tuyệt vời.
Có trên youtube, mọi người nghe thử nhé

82. [+53 -0] Seiko và Akina cũng hay, nhưng phái thực lực như Yagami Yunko, Ohashi Junko, Watanabe Machiko cũng có nhiều bài hát tuyệt vời, mọi người nghe thử nhé!

92. [+48 -1] Trước hết ca sĩ rất giỏi. Nhưng không phải chỉ hát giọng cao mới hay. Giọng trầm khàn của Nakashima Miyuki, Misora Hibari, Nakamori Akina, Yamaguchi Momoe cũng tuyệt vời.

123. [+23 -0] Tui cảm thấy idol thời xưa, chỉ 1 thiếu nữ mà biết bao nhiêu người lớn đầy tài hoa đổ hết tâm huyết vào giúp cô ấy tỏa sáng.
Ca từ, trang phục, rồi cách thức nổi tiếng. Nên xem cực kỳ vui.
Còn bây giờ cảm giác như là những người lớn tài năng nửa vời, đầu tư sản xuất nửa vời cho một cô bé cũng nửa vời nốt. Nên chẳng đọng lại được gì cả.